Vấn đề rác thải sinh hoạt đang là một bài toán khó đối với đất
nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Đây là một hiện tượng xấu, đáng
phê phán trong cuộc sống và cần phải có biện pháp khắc phục hợp lí.
Trước hết. ta có thể thấy, hiện tượng vứt rác bừa bãi xuất
hiện rất nhiều nơi, đặc biệt là ở các khu dân cư. Nhà nào cũng có thể vứt rác
ra ngay trước cửa nhà mình, họ chỉ cần giữ cho nhà họ sạch mà không cần quan
tâm đến xung quanh. Không chỉ vậy, rác còn xuất hiện trên đường phố. Khi ăn một
cái kem hay một gói xôi, người ta sẵn sàng vứt rác ngay ra đường, uống xong một
lon nước ngọt hay một chai nước suối, họ cũng vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ ngồi
mặc dù thùng rác ở rất gần đấy. Người ta còn sẵn sàng vứt rác bừa bãi ở cả tại
các danh lam thắng cảnh. Ví dụ như là ở Hồ Gươm- nơi được coi là lẵng hoa của
thủ đô Hà Nội thì nước hồ cũng bị ô nhiễm, rác nổi trên mặt hồ rất nhiều. Hay
như ở chùa Hương, vấn đề rác thải cũng đang bị quá tải mà theo tính toán của
nhà chùa thì trong ba tháng lễ hội , chùa Hương phải hứng chịu một lượng giác
khổng lồ lên đến 600 tấn. Ngay cả ở công viên, nơi được xem là có bầu không khí
trong lành sạch đẹp, giúp con người thư giãn cũng không tránh khỏi hiện tượng
này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biêu hiện phổ biến
khác là một số tài xế chở gạch đá phế thải ở các công trình xây dựng đem đổ khắp
nơi và cả trên phố. Mọi người còn vô ý thức đến nỗi mang xác động vật chết như
chó, mèo, chuột,..ném xuống sông. Trong lớp học, học sinh cũng ngang nhiên xả
rác ra hộc bàn, góc lớp, hành lang,… Nguy hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện
chôn rác xuống lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, gây ra nhiều tác hại khôn lường.
Vậy, do đâu mà hiện tương vứt rác bừa bãi lại xuất hiện nhiều
đến như vậy ? Nguyên nhân đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối
sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của bản thân mình. Họ sống
theo kiểu “ Của mình thì giữ bo bo/ Của người thì thả cho bò nó ăn.” Họ nghĩ
đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch còn ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng
không phải là của mình, vậy thì việc gì cần phải giữ gìn. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh
môi trường dọn dẹp. Cách suy nghĩ vô cùng thiện cẩn và nguy hại làm sao. Nguyên
nhân tiếp theo còn là do nước ta công tác tuyên truyền chưa đúng mực. Mặc dù
trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức
bảo vệ môi trường nhưng chúng còn sáo rỗng, chưa tác động được đến ý thức của
người dân và còn quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của
người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ
tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần nữa là do sự quản
lí, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, chưa có
hình thức xử phạt chặt chẽ, nghiêm ngặt. Thử hỏi nếu có chế tài xử phạt thật nặng
thì còn ai dám xả rác nữa. Nguyên nhân cuối cùng là do thói quen đã có từ lâu,
khó sửa đổi của người dân chúng ta, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không
xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc
nhở thì mới giữ được lớp học sạch sẽ. Nhưng xã hội là một phạm vi rộng lớn hơn
rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có thời
gian để nhắc nhở từng người một. Không được ai nhắc nhở, con người lại quay về
với thói quen cũ.
Với tình hình rác thải hiện nay thì những hậu quả nó kéo
theo cũng không hề nhỏ. Trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Rác xả bừa bãi liên tục ngày càng nhiều, nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, làm
ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven hồ thải
các chất thải xuống sông, tệ hại hơn, họ còn ném xác gia cầm chết xuống sông.
Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này, hay sống gần những bãi rác sẽ
mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài ra, bệnh đau mắt hột,… Tiếp theo, rác
trong lớp học, nếu không xử lí kịp thời sẽ bốc mùi, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự
tiếp thu kiến thúc của học sinh, sự truyền
đạt của thầy cô và còn làm mất vẻ đẹp của ngôi trường. Và một thiệt thòi cho nước
ta nếu hiện tượng xả rác còn tràn lan sẽ để lại ấn tượng không tốt cho khách du
lịch. Thử hỏi ai sẽ đến đất nước mà đâu đâu cũng có rác với mùi hôi thối khó chịu
? Lúc ấy, chúng ta sẽ mất một nguồn lợi khá lớn về du lịch.
Vậy chúng ta cần làm gì để ngăn chặn hiện tượng trên ? Trước
hết, ta cần dùng hệ thống thông tin, tuyên truyền và lên án các hành vi xả rác
bừa bãi. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải có một chế tài xử phạt thật nặng với
các hành vi này. Nếu không có tiền, chúng ta có thể phạt bằng cách làm vệ sinh
công ích. Như vậy, mỗi khi có ý định xả rác, mọi người sẽ cần phải cân nhắc.
Không chỉ vậy, tại các trường học, chúng ta cần phải giáo dục ý thức về việc vứt
rác đúng nơi quy định ngay từ khi các em còn nhỏ. Việc giáo dục này cần phải
liên tục, chứ không phải chỉ một hai ngày để nó ăn sâu vào tư tưởng, ý thức của
các em. Cuối cùng, nước ta nên có các thùng phân loại rác: vô cơ và hưu cơ. Làm như vậy sẽ giúp chúng ta
có thể dễ dàng tái chế rác, đồng thời nâng cao ý thức người dân.
Nói tóm lại, vấn đề rác thải hiện nay đang vô cùng nghiêm trọng,
cần phải xử lí triệt để. Là mỗi người dân, chúng ta cần phải có trách nhiệm
tuân thủ việc vứt rác đúng nói quy định, làm gương cho trẻ nhỏ, qua đó góp phần
xây dựng đất nước ngày một phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét