
GD&TĐ - Đánh giá đóng vai trò quyết định trong quá trình dạy học nói chung, trong giảng dạy theo học chế tín chỉ ở ĐH nói riêng.
Đánh giá vừa là kết thúc quá trình giảng dạy gồm 6 thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá; đồng thời mở đầu một chu trình mới.
ThS. Lê Hữu Bình (Khoa Sư phạm Hoá - Sinh – KTNN, Trường ĐH Đồng Tháp) từ thực tiễn giảng dạy tại Trường đã rút ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá trong dạy học.
Thứ nhất, Phòng khảo thí & Đảm bảo chất lượng cần thống nhất yêu cầu thành lập ngân hàng đề thi ở tất cả các bộ môn. Việc phản biện đề cần tổ chức chặt chẽ từ tổ bộ môn. Cần quy trách nhiệm nhiều hơn ở trưởng bộ môn. Các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ cần chú trọng nội dung này hơn.
Hai là, Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng cần đưa thêm quy chế kiểm tra thường kỳ hoặc thi giữa kỳ như một số trường ĐH lớn khác đã và đang làm. Có như vậy mới kịp thời điều chỉnh cách học, bổ sung kiến thức cho sinh viên và từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.
Ba là, cần có nhiều bài kiểm tra thường kỳ hơn (một tín chỉ một bài kiểm tra chẳng hạn), hình thức kiểm tra đa dạng hơn (trắc nghiệm, tự luận, thuyết trình, 30 phút, 1 tiết hoặc bài tập về nhà; kiểm tra cá nhân và cả bài tập nhóm) và các bài kiểm tra đó cần có sự nhận xét cụ thể, đặc biệt là những hạn chế, thiếu sót và dành thời gian trao đổi giữa người dạy và người học.
Giảng viên cần có sổ theo dõi sự tiến bộ của sinh viên trong từng bài kiểm tra cũng như trong suốt quá trình học tập
Bốn là, hình thức thi cũng cần đa dạng hơn: tự luận, trắc nghiêm, vấn đáp; đề kín hoặc mở tuỳ theo đặc trưng của bộ môn. Có thể cho làm tiểu luận, bài tập lớn thay cho bài thi kết thúc môn học.
Các bài thi của sinh viên, nhất là các bài thi tự luận nếu có phúc khảo cũng cần cho sinh viên mượn xem qua để biết họ sai, thiếu sót chỗ nào, sai như thế nào để rút kinh nghiệm và điều chỉnh bổ sung trong phương pháp và cách thức học tập không chỉ cho môn đó mà còn cho các môn khác, đặc biệt vận dụng, áp dụng vào thực tiễn đời sống có hiệu quả hơn.
Năm là, vấn đề coi thi cần nghiêm túc, chặt chẽ, cán bộ coi thi cần mạnh dạn lập biên bản vi phạm quy chế thi để tránh những trường hợp quay cóp, trao đổi, mang tài liệu vào phòng thi...
Theo ThS. Lê Hữu Bình, góp phần không nhỏ để đạt được mục tiêu của nền giáo dục hiện đại là nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá trong dạy học nói chung, trong giảng dạy đại học theo học chế tín chỉ nói riêng. Mỗi giảng viên - khâu trực tiếp tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo của nhà trường - hơn ai hết cần nhận thức rõ điều này.
ThS. Lê Hữu Bình (Khoa Sư phạm Hoá - Sinh – KTNN, Trường ĐH Đồng Tháp) từ thực tiễn giảng dạy tại Trường đã rút ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá trong dạy học.
Thứ nhất, Phòng khảo thí & Đảm bảo chất lượng cần thống nhất yêu cầu thành lập ngân hàng đề thi ở tất cả các bộ môn. Việc phản biện đề cần tổ chức chặt chẽ từ tổ bộ môn. Cần quy trách nhiệm nhiều hơn ở trưởng bộ môn. Các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ cần chú trọng nội dung này hơn.
Hai là, Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng cần đưa thêm quy chế kiểm tra thường kỳ hoặc thi giữa kỳ như một số trường ĐH lớn khác đã và đang làm. Có như vậy mới kịp thời điều chỉnh cách học, bổ sung kiến thức cho sinh viên và từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.
Ba là, cần có nhiều bài kiểm tra thường kỳ hơn (một tín chỉ một bài kiểm tra chẳng hạn), hình thức kiểm tra đa dạng hơn (trắc nghiệm, tự luận, thuyết trình, 30 phút, 1 tiết hoặc bài tập về nhà; kiểm tra cá nhân và cả bài tập nhóm) và các bài kiểm tra đó cần có sự nhận xét cụ thể, đặc biệt là những hạn chế, thiếu sót và dành thời gian trao đổi giữa người dạy và người học.
Giảng viên cần có sổ theo dõi sự tiến bộ của sinh viên trong từng bài kiểm tra cũng như trong suốt quá trình học tập
Bốn là, hình thức thi cũng cần đa dạng hơn: tự luận, trắc nghiêm, vấn đáp; đề kín hoặc mở tuỳ theo đặc trưng của bộ môn. Có thể cho làm tiểu luận, bài tập lớn thay cho bài thi kết thúc môn học.
Các bài thi của sinh viên, nhất là các bài thi tự luận nếu có phúc khảo cũng cần cho sinh viên mượn xem qua để biết họ sai, thiếu sót chỗ nào, sai như thế nào để rút kinh nghiệm và điều chỉnh bổ sung trong phương pháp và cách thức học tập không chỉ cho môn đó mà còn cho các môn khác, đặc biệt vận dụng, áp dụng vào thực tiễn đời sống có hiệu quả hơn.
Năm là, vấn đề coi thi cần nghiêm túc, chặt chẽ, cán bộ coi thi cần mạnh dạn lập biên bản vi phạm quy chế thi để tránh những trường hợp quay cóp, trao đổi, mang tài liệu vào phòng thi...
Theo ThS. Lê Hữu Bình, góp phần không nhỏ để đạt được mục tiêu của nền giáo dục hiện đại là nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá trong dạy học nói chung, trong giảng dạy đại học theo học chế tín chỉ nói riêng. Mỗi giảng viên - khâu trực tiếp tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo của nhà trường - hơn ai hết cần nhận thức rõ điều này.
Mục tiêu đào tạo các cấp học của ngành Giáo dục là tạo ra những con người thực sự có năng lực, không chỉ hiểu biết mà còn hành động, làm việc có hiệu quả, chất lượng cao trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội. Mọi đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục trong thời đại tri thức hiện nay điều hướng tới mục tiêu đó.
Nguồn: http://gdtd.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét