Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Người dân thành kính bên ngoài nhà tang lễ

Sáng 11/10, hàng nghìn người dân đến khu vực Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội) từ sớm để theo dõi lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua màn hình.

2-5271-1381544961.jpg
Người dân đổ về đây rất sớm để theo dõi qua màn hình 200 inch được bố trí ngay đầu đường Trần Thánh Tông. Những người già được bố trí ghế ngồi ngay hàng đầu, sát màn hình lớn. Hàng nghìn người theo dõi nhưng không khí hết sức trật tự, không có chen lấn, xô đẩy.
7-3889-1381544961.jpg
Cụ ông Nguyễn Văn Hòa (80 tuổi) một mình đi tàu từ Đô Lương, Nghệ An, ra Hà Nội cách đây hai ngày. Cụ đến nhà riêng của Đại tướng hôm 10/10 nhưng không đến lượt vào viếng. Sáng nay, cụ Hòa bắt xe ôm lên đây từ 5h sáng, tìm chỗ thuận tiện nhất gần màn hình lớn để tiện theo dõi. Mỗi khi có bóng người khác đứng che khuất tầm mắt, cụ ông lại liên tục xua tay.
1-8602-1381544962.jpg
Bà Trần Thị Luận (84 tuổi) ở Nguyễn Lương Bằng nhờ con trai chở đến đây từ lúc 5h30 sáng. Nhà gần nhưng bà quyết định ở lại đến chiều để được đăng ký ghi tên vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
MNA4017-7933-1381544962.jpg
Hai nữ cựu chiến binh đến muộn mong được vào viếng Đại tướng. Bị cấm đường, hai bà đành đứng ngoài theo dõi và được lực lượng bảo vệ bố trí cho ghế ngồi. Chăm chú xem tường thuật lễ tang qua màn hình, hai bà thỉnh thoảng lau những giọt nước từ đôi mắt mờ đục: “Chúng tôi đến đây để nhìn thấy Người lần cuối. Mãi mãi chúng tôi là con của Bác Giáp, con của Bác Hồ”.
toxuanthanh.jpg
Ông Tô Xuân Thanh ở Quảng Thái, Quảng Xương, Thanh Hoá, ôm di ảnh Bác hướng vào màn hình. Nghe tin Đại tướng mất, ông đi xe máy từ quê ra. 6 ngày ở Hà Nội, mỗi ngày ông xếp hàng vào viếng đại tướng một lần. Hôm nay ông ra nhà tang lễ từ sớm, ngày mai tiễn người về Quảng Bình xong ông sẽ về quê luôn. "Tôi chỉ mong được vào nhìn mặt Đại tướng lần cuối. Đời tôi mới chỉ một lần khóc ông nội và lần này khóc Đại tướng. Người ra đi là một tổn thất to lớn của đất nước", người cựu binh chống Mỹ nói.
ben-ngoai-nha-tang-le.jpg
Bà Lê Thị Kim Loan, 56 tuổi, ở Hoài Tranh, Hoài Lâm, Ứng Hòa, Hà Nội. Bà đi xe buýt ra khu vực nhà tang lễ từ 5h sáng. Làm được 3 bài thơ sau khi Đại tướng mất, bà treo câu đối, đứng đọc thơ cho đám đông nghe. (Xem video)
DSC0014-9251-1381544962.jpg
Vợ chồng Polo Giovani Baltista, thành viên Đảng Tái lập Cộng sản Italy, tới Việt Nam hôm qua để được dự đám tang Tướng Giáp. Ông kể về kỷ niệm được gặp Tướng Giáp năm 1996 và có một bức ảnh chụp cùng vị tướng. Ông nhớ rõ ký ức,  trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, thanh niên châu Âu luôn hô vang khẩu hiệu “Giáp, Giáp, Hồ Chí Minh, Việt Nam chiến thắng”. “Tôi còn có một cuốn sách có chữ ký của Đại tướng mà tôi rất trân trọng”, ông Baltista nói.
3-3336-1381544962.jpg
Mỗi khi tiếng nhạc “Hồn tử sĩ” vang lên, nhiều người ôm mặt khóc nức nở.
5-6695-1381544962.jpg
Mắt ngước nhìn màn hình, ai nấy chắp tay bái vọng và lầm rầm khấn vái.
6-3342-1381544963.jpg
Một cô gái thể hiện lòng thành kính trước vong linh vị anh hùng dân tộc.
Quoc-tang-PP-2a-5106-1381546674.jpg
Trong đám đông cũng có nhiều Phật tử.
Quoc-tang-PP-1a-4966-1381546674.jpg
Họ vừa ngồi khóc, vừa lần tràng hạt.
nguyen-thi-minh-hoan1.jpg
Cựu chiến binh Nguyễn Thị Minh Hoan nghe tin Tướng Giáp mất đi từ Đại Từ (Thái Nguyên) ra Hà Nội từ đầu tuần, ngày nào cũng ra 30 Hoàng Diệu xếp hàng. Cô khóc khi nhớ về đại tướng.
cuu-chien-binh-thanh-hoa2.jpg
Người cựu chiến binh quê Thanh Hóa kể về lần gặp Đại tướng.
CCB-Thanh-hoa1.jpg
Giọng ông nghẹn ngào.
dinh-huu-phuong1.jpg
Ông Đinh Hữu Phương mang theo di chúc của nhà viết kịch Tào Mạt ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhà viết kịch Tào Mạt đã mất vì ung thư. Di chúc ông Phương mang theo là bản sao, bản chính đã tặng cho nhà Đại tướng.
luong-thi-anh1.jpg
Chị Lương Thị Anh ở Thường Tín, Hà Nội, đi xe máy từ 6 giờ sáng đến viếng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét