Tuy nhiên, mức giá mới vẫn ngất ngưởng so với mặt bằng chung tại Việt Nam và một số nước trong khu vực. Việc cơ quan chức năng của Bộ GTVT đưa ra quy định giá trần sản phẩm dịch vụ một cách nửa vời đã tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh… lách luật.
Không phải ai đi máy bay cũng là người giàu
Nhiều bạn đọc và hành khách than phiền về giá dịch vụ ăn uống, đồ lưu niệm ở CHKQT Nội Bài bị đẩy lên quá cao nhưng dịch vụ cung cấp lại không tương xứng. Một số bạn đọc còn chỉ ra rằng, giá cả các mặt hàng ở đây bị “thả nổi” hoàn toàn nên “loạn giá”. Cụ thể là giá tại các quầy hàng do tư nhân quản lý có giá cao hơn từ 20- 40% so với khu vực quầy hàng của các Cty có vốn Nhà nước. Tại quầy hàng của xí nghiệp Thương mại hàng không Nội Bài trong khu vực ga nội địa, giá một cốc cam đá là 35.000 đồng. Nhưng khi ra quầy hàng do tư nhân quản lý, cũng cốc cam tương tự giá lại là 80.000 đồng. Trà đá tại các cửa hàng trên nơi bán 20.000 đồng, nơi bán 30.000 - 35.000 đồng một cốc…
Vào đầu tháng 7 vừa rồi, một bạn đọc phản ánh với PV đường dây nóng báo PL&XH : “Bức xúc nhất là việc giá một bát mì tôm ở đây lên tới 45.000 đồng. Khát nước thì tôi cố chịu vì lên máy bay sẽ có, hoa quả thì tôi không ăn cũng chẳng sao nhưng đói thì phải ăn. Ăn với giá “cắt cổ”, với giá mà báo chí từng phản ánh chỉ có ở phố Mai Hắc Đế, Hà Nội”.
Có lẽ vì ban lãnh đạo CHKQT Nội Bài có tâm lý “đi máy bay toàn người giàu nên mặc cho nhân viên “chém tới” mà không nghĩ rằng, không ít hành khách là người lao động sang nước ngoài làm công nhân, bố mẹ nghèo ở quê được con chắt chiu mấy năm mua cho cha mẹ cái vé để được “bay trên trời” đến thăm con… Trên tất cả là các vị lãnh đạo này quên rằng, sân bay là bộ mặt của một đất nước, nơi du khách nước ngoài đặt chân đầu tiên xuống Việt Nam. Và cũng tại sân bay, qua giá cả và chất lượng các dịch vụ, du khách sẽ đánh giá được lòng hiếu khách, sự chuyên nghiệp, văn minh của nơi mình đặt chân đến. Anh Nguyễn Văn Hải, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã không ngần ngại nói thẳng: “Nạn “chặt chém” khách trong các sân bay chính là một trong những nguyên nhân khiến đa số du khách nước ngoài không quay trở lại Việt Nam…”.
Bộ trưởng Bộ GTVT “ra tay”…
Trước sự phản ứng của hành khách, đích thân Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã vào cuộc để chấn chỉnh tình trạng “loạn giá” ở các CHKQT, trong đó có CHKQT Nội Bài. Giữa tháng 7-2013, CHKQT Nội Bài đã công bố báo cáo mới nhất về giá cả của các mặt hàng phi hàng không tại khu vực mình quản lý. Theo đó, sẽ áp giá trần dành cho một số mặt hàng hóa dịch vụ thông dụng tại 3 khu vực: Công cộng, khu cách ly nội địa và cách ly quốc tế. Giá một chai nước tinh khiết loại 0,5l tại khu công cộng không được quá 15.000 đồng. Cùng sản phẩm tương tự, giá tại khu cách ly nội địa không được quá 20.000 đồng. Ở khu cách ly quốc tế, chai nước trên không được bán đắt hơn 2 USD trong nhà hàng và 1 USD tại các khu vực khác.
Giá mỳ, phở, miến, bánh mỳ kẹp cũng vào diện áp dụng mức giá trần. Nếu các món ăn trên không bổ sung thêm thực phẩm, giá không được quá 20.000 đồng mỗi bát hoặc mỗi cái. Còn nếu bổ sung thêm thịt gà, xúc xích... giá không quá 50.000 đồng, trừ trường hợp bổ sung thêm thực phẩm cao cấp hoặc hàng nhập khẩu theo yêu cầu. Riêng tại khu cách ly quốc tế, giá trần cho một bát mỳ, phở... ăn liền không bổ sung thêm thực phẩm là 3 USD.
Quy định về giá trần này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-8.
Bàn về mức giá này, nhiều người cho rằng, vẫn là “giá trên trời”. Chị Nguyễn Thị Yến Trang, ở huyện Ba Vì, Hà Nội nhận xét: “Nếu “soi” quy định trên sẽ thấy mức giá trần vẫn quá cao, đắt gấp từ 3 – 5 lần bên ngoài sân bay. Ví dụ, mì tôm úp nước sôi ở ngoài chỉ bán 7.000 đồng, trong sân bay bán 20.000 đồng; bánh mì kẹp chả ở bên ngoài bán 15.000 đồng, trong sân bay bán 50.000 đồng. Khách hàng đi máy bay đã phải mua vé rất cao, các chi phí đã cộng vào đó nên cách tính giá này vẫn bất hợp lý”.
Ngày 17-10, người viết bài này có mặt tại CHKQT Nội Bài để đi Điện Biên. Tại quầy ăn uống Lucky Fastfood ở khu vực ga đi nội địa, nhân viên bàn đã tính một bát mì tôm giá 55.000 đồng. Khi thắc mắc thì nhân viên này trả lời: “Anh vừa ăn mì tôm với một cái xúc xích nên gọi là mì đặc biệt và có giá đặc biệt. Sao anh không nói rõ chỉ ăn mì tôm không với giá 23.000 đồng”?! Bảng giá của quầy này ghi rõ, mì tôm không 23.000 đồng, 1 cái xúc xích 40.000 đồng nhưng bát mì tôm có xúc xích của tôi lại bị tính 55.000 đồng. Chắc là… nửa cái xúc xích?! Cô nhân viên thản nhiên: “Mì đặc biệt mà anh”. Cô nhân viên này còn giải thích: “Trước kia quầy em bán một bát phở bò gà giá 55.000 đồng, giờ vẫn bán 55.000 đồng”. Cô nhân viên nói thêm: “Khách cứ gọi mì tôm là em mang mì tôm đặc biệt. Mấy ai vào sân bay lại đi ăn mì tôm không. Tại anh không nói rõ chỉ ăn mì tôm 23.000 đồng”. Anh bạn đi cùng gọi một cốc trà nhài (giá 35.000 đồng/cốc), cô nhân viên mặt “lạnh như bom” thản nhiên lắc đầu: “Ở đây chỉ có trà sữa Green, 70.000 đồng/cốc”. Choáng, anh bạn không dám “ngồi cho vui”.
Lách để vượt trần
Trong menu của Lucky Fastfood nói trên, giá một hộp sữa chua hương vị trái cây là 55.000 đồng; một đĩa khoai tây chiên nhỏ có giá 60.000 đồng; bánh mì nhân gà chiên xù giá 80.000 đồng; bánh mì pháp 78.000 đồng; bánh mì bơ tỏi 35.000 đồng… và nhiều món ăn khác có giá từ 120.000 - 180.000 đồng… Nếu so với giá bên ngoài thì giá một đĩa khoai tây chiên ở trong sân bay Nội Bài đắt gấp khoảng 4 lần. Trong quy định về giá đồ ăn, uống khu vực nội địa của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài vừa công bố không có các mức giá trên 50.000 đồng cho một đồ ăn nhưng thực tế giá ở thực đơn nói trên cao hơn rất nhiều.
Lý giải việc một số sản phẩm có mức giá cao ngất ngưởng này, các quầy hàng ăn uống trong sân bay Nội Bài đã đưa ra cụm từ “trừ trường hợp bổ sung thêm thực phẩm cao cấp hoặc hàng nhập khẩu theo yêu cầu” trong quy định về mức trần các sản phẩm dịch vụ phi hàng không do Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài ban hành. Họ giải thích rằng, cứ sản phẩm nào chưa được quy định rõ thì áp giá theo “trường hợp bổ sung thêm thực phẩm cao cấp hoặc hàng nhập khẩu theo yêu cầu dù đây là những sản phẩm bán sẵn. Điều đó cũng cho thấy việc quy định về mức giá trần một số sản phẩm dịch vụ của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài không rõ ràng, chỉ là nửa vời, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh ăn, uống trong sân bay “lách” quy định để “chặt chém” hành khách. Thế mới biết quy định chỉ là quy định nếu con người cố tình tìm cách… lách.

Giá cả ăn uống trong nhà ga khiến hành khách “nuốt không trôi”. Ảnh: M. Tuấn
Không phải ai đi máy bay cũng là người giàu
Nhiều bạn đọc và hành khách than phiền về giá dịch vụ ăn uống, đồ lưu niệm ở CHKQT Nội Bài bị đẩy lên quá cao nhưng dịch vụ cung cấp lại không tương xứng. Một số bạn đọc còn chỉ ra rằng, giá cả các mặt hàng ở đây bị “thả nổi” hoàn toàn nên “loạn giá”. Cụ thể là giá tại các quầy hàng do tư nhân quản lý có giá cao hơn từ 20- 40% so với khu vực quầy hàng của các Cty có vốn Nhà nước. Tại quầy hàng của xí nghiệp Thương mại hàng không Nội Bài trong khu vực ga nội địa, giá một cốc cam đá là 35.000 đồng. Nhưng khi ra quầy hàng do tư nhân quản lý, cũng cốc cam tương tự giá lại là 80.000 đồng. Trà đá tại các cửa hàng trên nơi bán 20.000 đồng, nơi bán 30.000 - 35.000 đồng một cốc…
Vào đầu tháng 7 vừa rồi, một bạn đọc phản ánh với PV đường dây nóng báo PL&XH : “Bức xúc nhất là việc giá một bát mì tôm ở đây lên tới 45.000 đồng. Khát nước thì tôi cố chịu vì lên máy bay sẽ có, hoa quả thì tôi không ăn cũng chẳng sao nhưng đói thì phải ăn. Ăn với giá “cắt cổ”, với giá mà báo chí từng phản ánh chỉ có ở phố Mai Hắc Đế, Hà Nội”.
Có lẽ vì ban lãnh đạo CHKQT Nội Bài có tâm lý “đi máy bay toàn người giàu nên mặc cho nhân viên “chém tới” mà không nghĩ rằng, không ít hành khách là người lao động sang nước ngoài làm công nhân, bố mẹ nghèo ở quê được con chắt chiu mấy năm mua cho cha mẹ cái vé để được “bay trên trời” đến thăm con… Trên tất cả là các vị lãnh đạo này quên rằng, sân bay là bộ mặt của một đất nước, nơi du khách nước ngoài đặt chân đầu tiên xuống Việt Nam. Và cũng tại sân bay, qua giá cả và chất lượng các dịch vụ, du khách sẽ đánh giá được lòng hiếu khách, sự chuyên nghiệp, văn minh của nơi mình đặt chân đến. Anh Nguyễn Văn Hải, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã không ngần ngại nói thẳng: “Nạn “chặt chém” khách trong các sân bay chính là một trong những nguyên nhân khiến đa số du khách nước ngoài không quay trở lại Việt Nam…”.

Bộ trưởng Bộ GTVT “ra tay”…
Trước sự phản ứng của hành khách, đích thân Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã vào cuộc để chấn chỉnh tình trạng “loạn giá” ở các CHKQT, trong đó có CHKQT Nội Bài. Giữa tháng 7-2013, CHKQT Nội Bài đã công bố báo cáo mới nhất về giá cả của các mặt hàng phi hàng không tại khu vực mình quản lý. Theo đó, sẽ áp giá trần dành cho một số mặt hàng hóa dịch vụ thông dụng tại 3 khu vực: Công cộng, khu cách ly nội địa và cách ly quốc tế. Giá một chai nước tinh khiết loại 0,5l tại khu công cộng không được quá 15.000 đồng. Cùng sản phẩm tương tự, giá tại khu cách ly nội địa không được quá 20.000 đồng. Ở khu cách ly quốc tế, chai nước trên không được bán đắt hơn 2 USD trong nhà hàng và 1 USD tại các khu vực khác.
Giá mỳ, phở, miến, bánh mỳ kẹp cũng vào diện áp dụng mức giá trần. Nếu các món ăn trên không bổ sung thêm thực phẩm, giá không được quá 20.000 đồng mỗi bát hoặc mỗi cái. Còn nếu bổ sung thêm thịt gà, xúc xích... giá không quá 50.000 đồng, trừ trường hợp bổ sung thêm thực phẩm cao cấp hoặc hàng nhập khẩu theo yêu cầu. Riêng tại khu cách ly quốc tế, giá trần cho một bát mỳ, phở... ăn liền không bổ sung thêm thực phẩm là 3 USD.
Quy định về giá trần này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-8.
Bàn về mức giá này, nhiều người cho rằng, vẫn là “giá trên trời”. Chị Nguyễn Thị Yến Trang, ở huyện Ba Vì, Hà Nội nhận xét: “Nếu “soi” quy định trên sẽ thấy mức giá trần vẫn quá cao, đắt gấp từ 3 – 5 lần bên ngoài sân bay. Ví dụ, mì tôm úp nước sôi ở ngoài chỉ bán 7.000 đồng, trong sân bay bán 20.000 đồng; bánh mì kẹp chả ở bên ngoài bán 15.000 đồng, trong sân bay bán 50.000 đồng. Khách hàng đi máy bay đã phải mua vé rất cao, các chi phí đã cộng vào đó nên cách tính giá này vẫn bất hợp lý”.
Ngày 17-10, người viết bài này có mặt tại CHKQT Nội Bài để đi Điện Biên. Tại quầy ăn uống Lucky Fastfood ở khu vực ga đi nội địa, nhân viên bàn đã tính một bát mì tôm giá 55.000 đồng. Khi thắc mắc thì nhân viên này trả lời: “Anh vừa ăn mì tôm với một cái xúc xích nên gọi là mì đặc biệt và có giá đặc biệt. Sao anh không nói rõ chỉ ăn mì tôm không với giá 23.000 đồng”?! Bảng giá của quầy này ghi rõ, mì tôm không 23.000 đồng, 1 cái xúc xích 40.000 đồng nhưng bát mì tôm có xúc xích của tôi lại bị tính 55.000 đồng. Chắc là… nửa cái xúc xích?! Cô nhân viên thản nhiên: “Mì đặc biệt mà anh”. Cô nhân viên này còn giải thích: “Trước kia quầy em bán một bát phở bò gà giá 55.000 đồng, giờ vẫn bán 55.000 đồng”. Cô nhân viên nói thêm: “Khách cứ gọi mì tôm là em mang mì tôm đặc biệt. Mấy ai vào sân bay lại đi ăn mì tôm không. Tại anh không nói rõ chỉ ăn mì tôm 23.000 đồng”. Anh bạn đi cùng gọi một cốc trà nhài (giá 35.000 đồng/cốc), cô nhân viên mặt “lạnh như bom” thản nhiên lắc đầu: “Ở đây chỉ có trà sữa Green, 70.000 đồng/cốc”. Choáng, anh bạn không dám “ngồi cho vui”.
Lách để vượt trần
Trong menu của Lucky Fastfood nói trên, giá một hộp sữa chua hương vị trái cây là 55.000 đồng; một đĩa khoai tây chiên nhỏ có giá 60.000 đồng; bánh mì nhân gà chiên xù giá 80.000 đồng; bánh mì pháp 78.000 đồng; bánh mì bơ tỏi 35.000 đồng… và nhiều món ăn khác có giá từ 120.000 - 180.000 đồng… Nếu so với giá bên ngoài thì giá một đĩa khoai tây chiên ở trong sân bay Nội Bài đắt gấp khoảng 4 lần. Trong quy định về giá đồ ăn, uống khu vực nội địa của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài vừa công bố không có các mức giá trên 50.000 đồng cho một đồ ăn nhưng thực tế giá ở thực đơn nói trên cao hơn rất nhiều.
Lý giải việc một số sản phẩm có mức giá cao ngất ngưởng này, các quầy hàng ăn uống trong sân bay Nội Bài đã đưa ra cụm từ “trừ trường hợp bổ sung thêm thực phẩm cao cấp hoặc hàng nhập khẩu theo yêu cầu” trong quy định về mức trần các sản phẩm dịch vụ phi hàng không do Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài ban hành. Họ giải thích rằng, cứ sản phẩm nào chưa được quy định rõ thì áp giá theo “trường hợp bổ sung thêm thực phẩm cao cấp hoặc hàng nhập khẩu theo yêu cầu dù đây là những sản phẩm bán sẵn. Điều đó cũng cho thấy việc quy định về mức giá trần một số sản phẩm dịch vụ của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài không rõ ràng, chỉ là nửa vời, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh ăn, uống trong sân bay “lách” quy định để “chặt chém” hành khách. Thế mới biết quy định chỉ là quy định nếu con người cố tình tìm cách… lách.
Trông người mà… buồn cho dịch vụ hàng không của ta. Tại Thái Lan, mỗi khách du lịch dừng nghỉ tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi Thủ đô Băng Cốc sẽ được phát một vé ăn trị giá 120 bạt, tương đương 80.000 đồng tiền Việt Nam để vào quầy ăn đổi lấy đồ ăn, đồ uống. Và chỉ có rất ít người sử dụng hết 120 bạt này, hầu hết chỉ hết khoảng 70 bạt. Thực đơn một xuất cơm, bún, phở… chỉ từ 40 – 80 bạt. Một suất cơm 80 bạt (tương đương 60.000 đồng tiền Việt) gồm: Một bát cơm, một đùi gà quay, hai miếng chả, một đĩa đỗ xào thịt băm, một bát canh. Hầu hết du khách muốn sử dụng hết số tiền 120 bạt đều phải đổi hoa quả, các loại đồ uống khác… Mức giá ăn uống tại sân bay Băng Cốc cũng phần nào lý giải được việc tại sao mỗi năm Thái Lan đón khoảng gần 20 triệu khách quốc tế còn Việt Nam chỉ đón từ 3 triệu đến hơn 6 triệu lượt khách quốc tế.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cần cho một số lãnh đạo của Bộ GTVT và Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài ngó sang Thái Lan một chuyến… |
Nguồn: http://phapluatxahoi.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét