Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Mùa đông Hà Nội

Vậy là mùa thu dần trôi qua, những cơn gió lạnh ùa về, báo hiệu mùa đông đã về đến Hà Nội. Và đối với tôi, Hà Nội đẹp nhất là vào đông.
“Mùa đông sắp đến trong thành phố 
Buổi chiều trời lạnh ... 
Heo may từng cơn gió 
bước chân về căn gác nhỏ 
Nhìn xuống công viên..
(Mùa đông sắp đến trong thành phố-Đức Huy)
Tôi yêu thời tiết của Hà Nội vào mùa đông. Không lạnh đến mức run người nhưng vẫn đủ để ta phải xuýt xoa mỗi khi bước ra ngoài đường. Không chỉ vậy, cảm giác đạp xe trên phố, để gió quất vào mặt lạnh buốt, nó mới tuyệt vời biết chừng nào.
Tôi yêu bầu trời Hà Nội vào đông. Không trắng xóa tiết như các nước Châu Âu, hay âm u xám xịt như các nước Châu Á khác mà luôn mang một màu xanh yên bình, mang đến cho ta một cảm giác thanh thản đến lạ kì, tưởng như muốn ôm trọn cả bầu trời.
Tôi yêu những cơn mưa phùn mùa đông. Mưa lây phây, từng hạt mưa nhỏ bám trên áo người đi đường nhưng không khó chịu mà mang lại cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng. Tôi yêu cả những tia nắng đầu đông, không quá chói chang mà êm dịu
Tôi yêu những sáng mùa đông thức dậy sớm, tập thể dục. Sáng sớm Hà Nội im ắng, không ồn ào, vội vã, mang đến cho ta cái cảm giác bình yên. Thỉnh thoảng 2 bên đường ta lại bắt gặp những tốp người cũng đang tập thể dục, và ai cũng co ro trong chiếc áo ấm.. giống tôi.
Tôi yêu những buổi chiều đông, tìm cho mình một chỗ ngồi, nhâm nhi cốc sữa nóng, lặng lẽ ngắm nhìn Hà Nội vào đông, mọi thứ như chậm lại, bình yên.
Tôi yêu những buổi chiều đông rảnh rỗi, tụ tập cùng bạn bè dạo quanh phố phường Hà Nội, cảm nhận cái lạnh qua từng đợt gió. Đến khi nào cảm thấy mệt thì lại ùa vào một quán nước bên đường, gọi một li café nóng, cảm nhận cái nóng chạy qua cơ thể.
Tôi yêu những đêm mùa đông Hà Nội lạnh, phố xá trở nên vắng vẻ, con người cũng như “ đi ngủ” sớm hơn, không còn nhộn nhịp ồn ào như mọi ngày.
Tôi yêu cả những hàng cây trơ trụi hai bên đường, gió thổi đung đưa. Có ai biết, cây xơ xác như vậy, để đến khi vào xuân, cây đâm chồi nở lộc, khoe sắc thắm.
Hơn tất cả, tôi yêu những bữa ăn ấm cúng bên gia đình sau một ngày lăn lội ngoài đường gió rét. Cả nhà quây quần bên nhau , thưởng thức những món ăn nóng sốt do mẹ nấu.

Và, tôi yêu mùa đông Hà Nội chỉ đơn giản như thế. Mùa đông Hà Nội bình yên đến lạ thường, và đặc biệt theo cách riêng của nó.

Đinh Liệt, phố khăn quàng cho mùa đông Hà Nội

Phố Đinh Liệt dài vẻn vẹn gần 200 m nằm song song với phố Hàng Đào, được biết đến nhiều nhất là các mặt hàng được làm từ len.
Chiếc khăn quàng là vật không thể thiếu trong mùa đông Hà Nội. Chiếc khăn duyên làm điệu trên vai thiếu nữ, chiếc khăn trở thành tấm áo choàng khoác ngoài những tà áo dài thướt tha, chiếc khăn để giữ ấm. Để mua cho mình một chiếc khăn, người Hà Nội thường tìm về phố Đinh Liệt, nổi tiếng với các mặt hàng được làm từ len. 
IMG-4194-JPG.jpg
Phố Đinh Liệt đầu Cầu Gỗ mùa nào cũng bán khăn quàng.
Ở đây, người ta buôn bán len, các sản phẩm từ len như áo len, khăn len, tất len, găng tay... mùa nào cũng có. Phố Đinh Liệt nhỏ xinh nhưng sầm uất không kém dãy Hàng Ngang, Hàng Đào. Hàng ngày số lượng người mua bán ghé qua đây tấp nập. Bởi một phần con phố này thông với con đường buôn bán bậc nhất Hà Thành bằng ngõ chợ Gia Ngư, lại nối giữa phố Cầu Gỗ và phố Hàng Bạc. Thêm vào đó, góc phố là khu chợ nổi tiếng nhất nhì Hà Thành, chợ hàng Bè. Đinh Liệt bán mua đủ thứ.
Một góc đầu chợ được dành cho hàng len mà lúc nào khăn quàng cũng là mặt hàng chủ đạo. Đủ chủng loại khăn từ khăn lụa mỏng, khăn len, khăn đan tay cho đến khăn dệt với mọi kiểu dáng dài ngắn, hình vuông, chữ nhật hay tam giác, dành cho mọi lứa tuổi đều có mặt tại đây. Mức giá từ vài chục nghìn đồng cho đến vài trăm nghìn đều có.
IMG-4189-JPG.jpg
Đủ loại khăn cho bạn chọn lựa.
Với giá cả hợp lý và đa dạng kiểu dáng, bạn sẽ chọn được cho mình những chiếc khăn ưng ý, phù hợp với trang phục trong những ngày đông.
Sau một buổi chiều dạo phố và mua khăn cho mình và cả người thân, bạn có thể ghé nghỉ chân tại quán bánh cuối phố. Quán nhỏ này giờ vẫn bán đủ những thứ quà xưa của người Hà Thành, từ chiếc bánh cốm xào, bánh chín tầng mây, bánh ong, bánh giò đến ốc nóng, bánh dày giò, bánh cuốn Thanh Trì, bánh chưng, bánh dày Quán Gánh, bánh bột lọc, bánh rán, cả ngô nếp nướng... Khách bộ hành vừa thưởng thức những món quà vặt ngon, vừa nhâm nhi tách trà nóng trong một chiều nhàn nhã, vừa ngắm nhìn những món hàng đủ màu sắc treo trên đầu.
IMG-4203-JPG.jpg
Hoa mắt với muôn loại khăn, muôn loại giá.
Nguồn: http://dulich.vnexpress.net

Giáo dục phẩm chất phụ nữ Việt Nam trong các nhà trường

(GD&TĐ) - Hoạt động tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước được triển khai hiệu quả với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo.
fdfd
Nữ sinh viên Trường ĐH Y khoa Vinh trổ tài trong hội thi cắm hoa nghệ thuật
Tiêu chí tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước trong trường học 
Có lòng yêu nước, có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hóa và lòng nhân hậu nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, cộng đồng, xã hội, đặc biệt là phụ nữ trong việc giữ gìn, phát huy và xây dựng phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam.
Tại Lai Châu: Cuộc thi viết tìm hiểu “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất Phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH - HĐH đất nước” đã được Sở GD&ĐT tỉnh tổ chức rất thành công. Bà Đỗ Thị Bích - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lai Châu cho hay: Cuộc thi bắt đầu từ ngày 18/10 đã thu hút được 28 chị tham gia, đạt 90,3%. Chất lượng bài viết được hội đồng chấm thi đánh giá cao bởi sự đầu tư thời gian, nội dung kiến thức, hình ảnh minh họa phù hợp, phong phú, liên hệ thực tiễn khá sâu...

“Qua cuộc thi, Ban chỉ đạo Tiểu đề án II sẽ rút kinh nghiệm để tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch cuộc thi trong toàn Ngành vào năm 2014, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trong rèn luyện 5 phẩm chất phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ ngành Giáo dục nói riêng” – bà Đỗ Thị Bích chia sẻ.
Tại Hưng Yên: Hội thi tuyên truyền viên giỏi về giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vừa được tổ chức quy mô trên toàn tỉnh. Xoay quanh hai phần thi: bốc thăm trả lời câu hỏi và thi năng khiếu, hội thi đã khéo léo tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam trong hệ thống các trường học với 4 tiêu chí: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang.

Trường ĐH Đồng Tháp, bên cạnh lồng ghép triển khai Đề án vào tuần sinh hoạt công dân HSSV đầu năm, đầu khóa cho toàn thể HSSV; tạo chỗ ở và việc làm ngoài giờ học cho những nữ sinh có hoàn cảnh khó khăn; phẩm chất phụ nữ Việt Nam được lồng ghép trong rất nhiều cuộc thi. Nhà trường cũng tạo mọi điều kiện để sinh viên nữ tích cực tham gia các hoạt động tập thể, những buổi sinh chuyên đề “ Truyền thống phụ nữ Việt Nam – lồng ghép bình đẳng giới trong giáo dục”...

Ông Dương Huy Cẩn - Chủ tịch Công đoàn cơ sở ĐH Đồng Tháp cho hay, bên cạnh những hoạt động chính nổi trội, Ban TG-NC cũng đã vận động nữ cán bộ giáo viên và sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động chung của nhà trường như: Cuộc thi chạy Việt dã truyền thống, Giải bóng đá mini, phong trào dọn vệ sinh môi trường nhân ngày môi trường thế giới trong khuôn viên Nhà trường, Hội thi an toàn giao thông…  

“Mặc dù đã được triển khai tích cực nhưng nhìn chung tiến độ thực hiện, triển khai Đề án còn chậm. Do số lượng đông nên việc tổ chức triển khai Đề án đến từng cá nhân chưa được sâu sát và kịp thời. Cùng với đó, lịch giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ nên khó tổ chức được các hoạt động tập trung với qui mô lớn”. - ông Cẩn chia sẻ thêm.
60% HS -SV nữ được giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam

Theo Bộ GD&ĐT, kế hoạch đến hết năm 2013, có 60% trở lên HS - SV nữ trong trường học được tuyên truyền, giáo dục về các phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNH – HĐH phù hợp với lứa tuổi bậc học, cấp học khu vực và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
70% cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, cán bộ làm công tác vì sự tiến bộ phụ nữ, giáo viên nữ thuộc các địa phương và của các cơ sở giáo dục trực thuộc, được tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH.
Nguồn: http://www.gdtd.vn

Lập khu kinh tế quốc phòng biển ở Trường Sa

- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Hữu Đức, ĐBQH tỉnh Khánh Hòa đề nghị tăng mức đầu tư xây dựng khu kinh tế quốc phòng biển ở Trường Sa đã được Thủ tướng phê duyệt.

Thượng tướng Lê Hữu Đức phát biểu trước phiên họp QH sáng nay 31/10. Cùng với dự án trên, ông cũng đề nghị Chính phủ tăng mức đầu tư xây dựng khu kinh tế quốc phòng trọng điểm ở biên giới Trung Quốc - Lào - Campuchia.
Xem xét kết quả 3 năm 2011 - 2013 và nhiệm vụ năm 2014 - 2015, Tướng Đức cho rằng Chính phủ có nhiều cố gắng đã đi đúng hướng và bước đầu đã thành công, đặc biệt những năm qua chúng ta đã bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ được tình hình Biển Đông ổn định, an ninh an toàn hàng hải.
Trong khi đó, các hoạt động kinh tế, nhất là hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí diễn ra bình thường, giữ được các mối quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực và thế giới. Tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để nhân dân ta xây dựng và phát triển đất nước.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, những năm qua Đảng, Chính phủ rất quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với đào tạo quốc phòng, an ninh, ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo bằng các đề án rất cụ thể giao cho quân đội thực hiện.
Đó là đề án xây dựng đường tuần tra biên giới. Đề án xây dựng các khu kinh tế quốc phòng. Hai đề án này đều triển khai ở các địa bàn chiến lược dọc biên giới Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
“Hiệu quả của các đề án này rất toàn diện cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở khu vực ba tây: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ”- ông cho hay.
Đến nay các khu kinh tế quốc phòng đã tạo công ăn việc làm cho 237.400 hộ dân, đón nhận 25.000 hộ, trong đó có 7.150 hộ dân đồng bào dân tộc, xây dựng được 276 điểm dân cư dọc biên giới và làm được 10.000km đường giao thông liên thôn, bản, làm được nhiều cầu cống, công trình cấp điện, nước, mở được nhiều lớp học thôn, bản, các trạm xá, bệnh xá kết hợp….
Ngoài thực hiện mục tiêu giúp dân xóa đói giảm nghèo, hệ thống đường tuần tra biên giới, các khu kinh tế quốc phòng này kết hợp với các đồn, trạm biên phòng gần biên giới với cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương đã tạo thành thế trận quốc phòng an ninh vững chắc bảo vệ Tổ quốc từ xa.
Ông đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt đề án chi tiết xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn 2 báo cáo QH để có chủ trương đầu tư dài hạn và bố trí ngân sách từ nguồn trái phiếu Chính phủ, thực hiện đề án theo tiến độ được phê duyệt. Ưu tiên trong năm 2014 một số đoạn tuyến quan trọng tại biên giới Việt Nam - Campuchia.

“Đề nghị Chính phủ tăng mức đầu tư để xây dựng một số khu kinh tế quốc phòng trọng điểm ở biên giới Trung Quốc - Lào - Campuchia và khu kinh tế quốc phòng biển ở Trường Sa đã được Thủ tướng phê duyệt’ – ông phát biểu.

Mùa đông ấm cho trẻ em vùng cao

TP - Hướng về người dân, chiến sĩ vùng cao, tri ân hoạt động giữ gìn biên cương, hải đảo, từ ngày 30/10 đến ngày 3/11, báo Tiền Phong phối hợp với cty du lịch Vietravel thực hiện chương trình tặng hơn 300 bộ quần áo ấm, đồ dùng học tập cho học sinh xã Sính Lủng (Đồng Văn, Hà Giang).
Trẻ em vùng cao Đồng Văn (Hà Giang).
            Ảnh: Trường Phong
Trẻ em vùng cao Đồng Văn (Hà Giang). Ảnh: Trường Phong.
Cũng trong chương trình, đoàn từ thiện sẽ đến thăm, động viên, tặng quà các chiến sĩ làm nhiệm vụ tại Đồn biên phòng Lũng Cú. Tại đây, các chiến sĩ có dịp giao lưu văn nghệ với ca sĩ Tùng Dương, khách mời của chương trình.
Dịp này, báo Tiền Phong cũng tặng Đồn biên phòng Lũng Cú các ấn phẩm của báo, nhằm tạo điều kiện cho các chiến sĩ có thêm thông tin, tư liệu phục vụ cuộc sống và chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội

Thu Hà Nội với những nét đặc trưng riêng khiến cho người ta phải xao xuyến, phải yêu.

Thu về đem theo cơn gió se sắt lạnh nhưng vẫn còn đó giọt nắng ấm trong vắt. Thu về cùng hương hoa sữa nồng nàn. Thu về cùng vị cốm ngọt lành - thức quà đặc trưng của Hà Nội...
Hà Nội vào thu khiến cho lòng người như trầm lắng hơn, lãng mạn hơn, lặng mình thưởng thức nét đẹp dịu dàng, tinh tế của mùa thu...
Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 1
Góc dịu dàng của trời thu Hà Nội.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 2
Một góc phố Hàng Đào - Hà Nội trong tiết trời thu.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 3
Nắng trong vắt trải trên quảng trường Ba Đình.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 4
Hồ Gươm - trái tim của Thủ đô lung linh trong nắng.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 5
Nắng vàng đọng lại trên lá.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 6
Cầu Thê Húc nghiêng nghiêng soi bóng.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 7
Nhành liễu duyên dáng rủ mặt hồ.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 8
Người dân tập trung bên hồ, thưởng thức không khí se se lạnh.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 9
Một cụ già đạp xe bên hồ.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 10
Những em bé này được mẹ khoác thêm áo để ấm áp hơn trong tiết trời thu se lạnh.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 11
Mùa thu - mùa của tình yêu, một cặp đôi trẻ hạnh phúc chụp ảnh cưới tại hồ Gươm.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 12
Người Hà Nội mưu sinh với gánh hàng hoa.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 13
Những gánh hàng rong ruổi khắp phố dường như đã trở thành một góc tâm hồn của Hà Nội.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 14
Họ rao bán những thức quà quen thuộc của mùa thu.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 15
  
Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 16
Quả hồng vàng ruộm.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 17
Cốm - hương vị ngọt ngào của thu Hà Nội.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 18
Thiếu nữ Hà Nội dịu dàng trong tà áo dài trắng tinh khôi.

Chùm ảnh: Mùa thu - những ngày đẹp nhất của Hà Nội 19
Thu Hà Nội - đẹp dịu dàng và tinh tế đến ngây lòng người.

Triệt để thực hiện tiết kiệm chi ngân sách

(GD&TĐ) - Năm 2013, Bộ GD&ĐT đã có nhiều động thái nhằm triệt để tiết kiệm chi ngân sách.
Theo đó, rà soát các khoản chi thường xuyên đã được bố trí trong dự toán ngân sách năm 2013 và các dự án đầu tư đã được bố trí kế hoạch vốn năm 2013 nhưng chưa triển khai thực hiện để tạm dừng, chưa thực hiện trong năm 2013 để giảm chi ngân sách nhà nước.

Rà soát các khoản chi đã bố trí trong dự toán, nhưng chưa thực hiện cấp bách để cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện, nhất là các khoản chi như mua xe công; chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu; chi tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, ký kết thi đua, tiếp khách, đi công tác trọng và ngoài nước.

Cụ thể, triệt để tiết kiệm trong sử dụng văn phòng phẩm, thực hiện nhận văn bản, chỉ đạo qua mạng công nghệ thông tin để hạn chế in, pho to giấy tờ không cần thiết; cắt giảm, không tổ chức các hội nghị, hội thảo có nội dung không thiết thực; hạn chế tình trạng phô trương, hình thức trong các lễ tổng kết, đón nhận huân, huy chương, đón nhận danh hiệu thi đua, kỷ niệm ngày thành lập, lễ ký kết, khởi công, khánh thành...

Thực hiện kết hợp các loại cuộc họp một cách hợp lý. Tùy theo tính chất, nội dung, mục đích, yêu cầu của cuộc họp, người triệu tập cuộc họp phải cân nhắc kỹ và quyết định thành phần, số lượng người tham dự cuộc họp phù hợp, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả. Tăng cường sử dụng hình thức họp trực tuyến...

Việc tổ chức các đoàn công tác, thực hiện rà soát theo tinh thần triệt để tiết kiệm.  Rà soát kỹ các chương trình kiểm tra, thanh tra, các đoàn công tác từ cấp trên xuống cấp dưới, bảo đảm gọn nhẹ, tiết kiệm, hiệu quả; không tổ chức đón tiếp gây tốn kém chi phí đối vơi cấp dưới và các cơ quan có liên quan. Cắt giảm các đoàn công tác, nghiên cứu học tập khảo sát trong và ngoài nước chưa thực sự cần thiết, cấp bách, nội dung không thiết thực

Bộ GD&ĐT cũng cho biết đã rà soát các khoản kinh phí theo nội dung công của Bộ Tài chính và thấy rằng không thể thực hiện tiết kiệm thêm dự toán chi thường xuyên những tháng còn lại của năm 2013; vì ngân sách của các đơn vị trực thuộc còn nhiều khó khăn, hiện đang phải chi rất nhiều khoản kinh phí theo chế độ cho học sinh và giảng viên; một số nhiệm vụ cấp bách phục vụ giảng dạy, học tập và các nhiệm vụ ưu tiên đặc thù của ngành.
Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Tài chính quan tâm, chỉ đạo Kho bạc Nhà nước Trung ương và các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thanh toán, giải ngân kinh phí cho các đơn vị của Bộ GD&ĐT những tháng cuối năm 2013, góp phần giúp ngành giáo dục hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nguồn :http://www.gdtd.vn/

Ở nơi cần phải phạt

Chạy xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, chở 3 - 4, phóng xe ầm ầm bất chấp nguy hiểm… là những hình ảnh xuất hiện thường ngày trên những tuyến đường trong làng ĐH - địa bàn giáp ranh giữa Q.Thủ Đức TP.HCM và thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

 
Nhiều sinh viên vi phạm giao thông khi chạy xe máy trên các con đường trong làng ĐH - Ảnh: Duy Vương
Giờ cao điểm - từ 16 giờ 30 đến 18 giờ - là lúc sinh viên (SV) tan học, chơi thể thao xong trở về các khu nhà trọ, ký túc xá; người dân chở hàng hóa ra chợ đêm để bán... Các con đường trở nên chật chội hơn với sự luân chuyển của người đi bộ, xe đạp, xe máy và cả những tuyến xe buýt liên tục.
Có thể đếm được vô số lượt người tham gia giao thông bằng xe mô tô mà không đội mũ bảo hiểm. Đáng nói ở đây là mũ bảo hiểm có nhưng lại để treo trên xe. Bên cạnh đó, nhiều thanh niên nam nữ đầu trần, chở 3, thậm chí 4 người trên những chiếc mô tô đủ loại, đủ kiểu và lạng lách, đánh võng.
Nhiều SV ở làng ĐH tỏ ra bức xúc khi chứng kiến những hình ảnh tham gia giao thông nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của nhiều người. Lê Thùy Minh, SV Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho rằng cần phải phạt thật nặng để làm gương cho người khác. Một điều đáng nói, khu vực này hiện ít thấy bóng dáng của cảnh sát giao thông.
PGS-TS Huỳnh Ngọc Sang, Giám đốc Trung tâm quản lý và phát triển đô thị ĐH Quốc gia TP. HCM, cho biết đã có sự phối hợp rất chặt chẽ trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, trong đó có vấn đề an toàn khi tham gia giao thông trong khu đô thị. Đối với SV của ĐH Quốc gia TP.HCM, các trường thành viên đều có những buổi nói chuyện để tuyên truyền cho SV về an toàn giao thông, nhưng vẫn còn nhiều SV vi phạm.

Hà Nội: Cháy dữ dội tại công ty sản xuất đệm mút

(Dân trí) - Ngọn lửa bùng lên dữ dội, trong phút chốc đã thiêu rụi một kho chứa thành phẩm của một công ty chuyên sản xuất đệm mút. Thiệt hại ban đầu ước tính nhiều tỷ đồng.

Cột khói đen khổng lồ có thể nhìn thấy từ xa

Cột khói đen khổng lồ có thể nhìn thấy từ xa
Cột khói đen khổng lồ có thể nhìn thấy từ xa
 
Vụ hỏa hoạn trên xảy ra vào khoảng 11h30 trưa ngày 30/10, tại Công ty TNHH Nam Vang (Tiền Phong, Thường Tín) - công ty chuyên sản xuất đệm mút.

Một công nhân chưa hết bàng hoàng kể lại: “Buổi trưa khi chúng tôi đang đi ăn cơm, nghỉ ngơi thì nghe bảo vệ hô hoán “cháy”… Chúng tôi vội vã chạy ra vận chuyển hàng hóa nhưng không kịp”.

Nhận được tin báo, lực lượng PCCC công an TP Hà Nội đã huy động 5 xe cứu hỏa tới hiện trường để tiến hành dập lửa. Do trong kho toàn là đồ dễ cháy nên chỉ trong phút chốc, ngọn lửa đã bùng lên rất nhanh, thiêu rụi hoàn toàn 1 kho chứa thành phẩm của công ty. Gần 30 phút sau, ngọn lửa mới được khống chế.
 
Nhà xưởng cùng nhiều nguyên vật liệu, sản phẩm cháy rụi
Nhà xưởng cùng nhiều nguyên vật liệu, sản phẩm cháy rụi

Lực lượng chức năng nỗ lực dập lửa và đưa những bình gas ra khỏi vùng nguy hiểm

Lực lượng chức năng nỗ lực dập lửa và đưa những bình gas ra khỏi vùng nguy hiểm
Lực lượng chức năng nỗ lực dập lửa và đưa những bình gas ra khỏi vùng nguy hiểm

Rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người. Nhưng tại hiện trường, nhà xưởng bị đổ sập, nhiều nguyên vật liệu, thành phẩm bị thiêu rụi, cháy đen. Tường rào, tôn lợp bị nứt, hư hỏng nặng.

Lực lượng chức năng đã có mặt để điều tra nguyên nhân và đánh giá thiệt hại.

Giá nhân công Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực

(TNO) Với thu nhập bình quân 100 USD/tháng đối với lao động phổ thông, khoảng 210 USD/tháng với lao động có bằng cấp (kỹ sư), giá nhân công Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực.

Tại hội thảo kinh tế thường niên do Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham), Ngân hàng HSBC tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 30.10, bà Trinh Nguyễn, chuyên gia phân tích kinh tế của HSBC, dẫn nguồn của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) cho biết giá lao động phổ thông của Indonesia hiện nay xấp xỉ 200 USD/tháng; kỹ sư 390 USD/tháng; lao động phổ thông Philippines thu nhập 210 USD/tháng, kỹ sư 400 USD/tháng; lao động Thái Lan có mức tương ứng là 220 USD và 590 USD; Malaysia vượt trội với mức 250 USD và 850 USD.
Lực lượng lao động trẻ (63% dân số dưới tuổi 35) của Việt Nam đang là lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên, về dài lâu yếu tố này không còn được duy trì.
Dẫn báo cáo của Liên Hiệp Quốc, bà Trinh Nguyễn nhấn mạnh tăng trưởng dân số ở độ tuổi lao động của Việt Nam sẽ chựng lại vào năm 2020, trong khi các quốc gia như Indonesia, Malaysia, hay Philippines lại tăng gấp đôi, gấp ba.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Không xây trung tâm thương mại ở phố cổ Hà Nội

Để giảm áp lực dân số trong khu phố cổ và bảo vệ kiến trúc khu vực di tích quốc gia, Hà Nội còn quy định cấm xây dựng nhà mặt phố cao quá 3 tầng, đồng thời sử dụng các khu đất có công trình di dời làm nơi công cộng.

UBND thành phố vừa ban hành quy chế quản lý kiến trúc khu phố cổ Hà Nội. Hiện nay khu vực này có dân số 66.600 người, mục tiêu đến năm 2020 giảm còn 45.000 người.
Toàn khu phố cổ được chia ra làm 2 khu vực, trong đó khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 1 rộng khoảng 19 ha, được giới hạn bởi các phố Hàng Chiếu, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Mắm, Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật cùng 14 phố và đoạn phố khác như Hàng Buồm, Hàng Giầy, Ngõ Gạch, Hàng Muối, Mã Mây… Trong khu vực này, các công trình muốn cải tạo, xây dựng mới phải trên cơ sở phục dựng kiến trúc gốc trước 1954 hoặc theo phong cách, kiến trúc không gian tiêu biểu của phố cổ.
phoco2-455776-1369379112-500x0-3234-1382
Phố cổ Hà Nội nhếch nhách do mật độ dân cư quá lớn. Ảnh: HH
Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 2 rộng 63 ha, gồm 66 phố và các ô phố còn lại trong ranh giới phố cổ. Hầu hết các phố trong khu vực này được khuyến khích cải tạo, phục dụng lại kiến trúc cổ, bảo tồn các công trình 2 tầng trở xuống. Thành phố cũng chỉ đạo màu sắc của các ngôi nhà khu phố cổ phải sơn màu truyền thống, lan can có chất liệu gỗ hoặc giả gỗ.
Đặc biệt, tại khu vực phố cổ không được xây dựng các trung tâm thương mại lớn, không xây dựng các công trình nhà ở mới làm tăng dân số hay mật độ xây dựng, tạo áp lực lên hạ tầng giao thông. Riêng phố Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải cho phép xây dựng các công trình đa chức năng, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng. Các công trình xây dựng cũng bị cấm có tầng hầm, trừ các phố Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật với điều kiện không ảnh hưởng đến các công trình di tích khác.
Đối với quy định về mật độ xây dựng, tầng cao, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tổ chức, cá nhân khi xây dựng công trình tại khu phố cổ, mật độ xây dựng tối đa là 70%, chiều cao lớp nhà mặt phố từ 1-3 tầng, tương đương với cao từ 6 - 12 m. Riêng phố Phan Đình Phùng, nhà mặt tiền được xây tối đa 4 tầng (16 m), phía sau được xây tối đa 5 tầng (tối đa 20 m). Các phố còn lại, nhà phía sau được xây từ 2 - 4 tầng (tối đa 16m). 

Đông Ngạc: Làng cổ bình yên giữa đất Kinh kỳ

(Dân trí) - Đông Ngạc nổi tiếng kinh kỳ là một làng ven đô mà nét cổ xưa còn lưu lại trên lối mòn gạch nghiêng in dấu chân gái làng xuất giá, trên bia đá chùa xưa và trong cả nét đẹp tảo tần chăm chỉ trong nếp sống từ ngàn xưa truyền lại.

Bất cứ ai từng một lần đi dọc theo các ngõ nhỏ trong làng Đông Ngạc (xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) đều không thể nghĩ rằng, giữa Thủ đô tấp nập lại có một điểm lặng yên bình đến thế!
Giếng nước này cũng là nơi lưu giữ nét cổ xưa của Đông Ngạc
Giếng nước này cũng là nơi lưu giữ nét cổ xưa của Đông Ngạc
Đình làng, giữa Thủ đô tấp nập lại có một điểm lặng yên bình đến thế!
Đình làng, giữa Thủ đô tấp nập lại có một điểm lặng yên bình đến thế!
Tất cả các cổng nhà, cổng làng đều xây dựng hình tháp bút. Điều đó thể hiện rõ tinh thần hiếu học của người dân Đông Ngạc từ xa xưa luôn giữ gìn gia phong của dòng tộc, căn dặn con cháu gìn giữ cho đến muôn đời sau, vì vậy làng được suy tôn là một trong hai làng văn hiến xứ Bắc kỳ. Sự ham học của những người con Đông Ngạc đã trở thành giai thoại.
Bước qua cổng làng là một không gian kiến trúc cổ với nhiều công trình kiến trúc đã nhuốm màu thời gian vẫn đang được người dân bảo tồn. Mái đình làng Kẻ Vẽ - công trình có lịch sử hơn nửa thế kỷ vẫn luôn là một biểu tượng cho sự trường tồn của làng cổ.
Làng Đông Ngạc còn tự hào vì được triều đình xưa ban khen tấn biển ngạch “Mỹ tục khả phong” như một minh chứng cho nền nếp danh hương này.
Hệ thống những ngôi nhà cổ ở Đông Ngạc có sự hòa trộn giữa hai trường phái kiến trúc Đông – Tây. Đan xen giữa những ngôi từ đường, nhà thờ họ theo lối kiến trúc truyền thống phương Đông là những biệt thự được xây dựng từ đầu thế kỷ XX theo kiến trúc Pháp.
Hệ thống những ngôi nhà cổ ở Đông Ngạc có sự hòa trộn giữa hai trường phái kiến trúc Đông – Tây
Hệ thống những ngôi nhà cổ ở Đông Ngạc có sự hòa trộn giữa hai trường phái kiến trúc Đông – Tây
Đó là tư gia của những trí thức Tây học hoặc của những thương gia kinh doanh phát đạt. Đây cũng là một trong những nét riêng độc đáo của làng cổ Đông Ngạc.
Hiện trong kho thư tịch cổ còn lưu giữ được một cuốn sách quý là “Đông Ngạc xã chí” ghi chép được nhiều tư liệu liên quan. Lời tựa sách viết rằng: “Làng ta được gọi là làng Đông Ngạc là có nguyên do. Kính nghĩ! Làng ta chiếm một bầu trời, phong khí an bài, nổi tiếng quý địa. Sông dài phía trước, nước chảy xiết ở phía Đông như một con rồng; chữ phẩm phía sau, khí bốc cao ở phía Tây tựa một con hổ. Đất linh thiêng, người kiệt xuất. Cổ đã qua, nay đang tới, một làng tuấn kiệt, thiên hạ biết tên. Bởi vậy người xưa từng dựa vào đó để đặt tên làng, gọi là phường Đông Ngạc...”.
Hệ thống những ngôi nhà cổ ở Đông Ngạc có sự hòa trộn giữa hai trường phái kiến trúc Đông – Tây
Hệ thống những ngôi nhà cổ ở Đông Ngạc có sự hòa trộn giữa hai trường phái kiến trúc Đông – Tây
Hệ thống những ngôi nhà cổ ở Đông Ngạc có sự hòa trộn giữa hai trường phái kiến trúc Đông – Tây
Tất cả các cổng nhà, cổng làng đều xây dựng hình tháp bút. Điều đó thể hiện rõ tinh thần hiếu học của người dân Đông Ngạc từ xa xưa luôn giữ gìn gia phong của dòng tộc

Đến làng cổ Đông Ngạc, bất cứ ai cũng không thể bỏ qua ngôi nhà thờ tổ của họ Đỗ, thờ cụ Đỗ Thế Giai, một võ quan cao cấp thời Lê - Trịnh. Người được phong Vương (Đỗ Đại Vương) từ khi còn sống và tôn làm Thần (Thượng đẳng phúc thần) khi qua đời. Ngôi nhà ấy nay đã có niên đại trên 300 năm. Cánh cổng gỗ im lìm đã in hằn dấu vết thời gian, một vườn cây trước nhà, ngôi nhà cổ gần như còn giữ nguyên vẹn từ kiến trúc và các đồ vật dụng trong nhà. Ngôi nhà được coi là ngôi đình thứ hai của làng Vẽ. Đây là một trong ít các ngôi nhà trong làng còn có nhiều đồ đạc và những vật phẩm liên quan đến công đức to lớn của vị danh nhân này.
Không chỉ nổi danh là làng khoa bảng, làng Kẻ Vẽ còn được biết đến với nhiều món ăn nơi đây như giò, nem… Mỗi món ăn mang một hương vị riêng tạo nên nét ẩm thực của riêng làng.
Nếu có một lần đến thăm làng cổ Đông Ngạc, bạn đừng quên thưởng thức món ăn hấp dẫn do chính người dân trong làng làm ra. Thưởng thức món ăn và cảm nhận không khí làng cổ để hiểu hơn về giá trị truyền thống dân tộc.
Làng cổ Đông Ngạc nay đã trở thành điểm đến. Hiện, làng cổ này có thể kết nối với các di tích lớn dọc theo đê sông Hồng như: đình Chèm, đình Nhật Tân, phủ Tây Hồ cùng các làng Nhật Tảo, Liên Ngạc lân cận.

Chậm và chờ

QĐND - “Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm so với yêu cầu. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng chưa đạt yêu cầu”. Đó là đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ tám (tháng 10-2013). Tại kỳ họp Quốc hội lần này, vấn đế tái cơ cấu kinh tế cũng đang được các đại biểu “mổ xẻ”…
Thành công nhờ tái cơ cấu
Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được khởi động từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (khóa XI - cuối năm 2011). Sau 2 năm thực hiện, đã thu được kết quả bước đầu khá quan trọng. Một số đề án trọng tâm tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt tháng 3-2012; Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt tháng 7-2012; Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm được phê duyệt tháng 12-2012; Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế được phê duyệt tháng 2-2013; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được phê duyệt vào tháng 6-2013... Hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã xây dựng đề án tái cơ cấu của địa phương, đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, chủ động cắt giảm đầu tư công, lựa chọn các dự án ưu tiên…
Qua khảo sát gần đây của chúng tôi tại một số doanh nghiệp quân đội và ngân hàng thương mại, sau khi tái cơ cấu đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Tổng công ty Đông Bắc, Tổng công ty 36, Tổng công ty 319, Tổng công ty 789… là những doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đã mạnh dạn chuyển hướng đầu tư, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hiện có, cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh, ưu tiên những ngành, nghề có thế mạnh. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp này vẫn tiếp tục phát triển trong bối cảnh có nhiều khó khăn.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) đã từng bước tái cấu trúc mô hình hoạt động, tổ chức sáp nhập một số bộ phận, chuyển đổi mô hình tăng trưởng… Chính vì các nguyên nhân này mà trong hai năm qua, hai ngân hàng này đã có những bước phát triển khá toàn diện, nợ xấu giảm đáng kể.
Từ một ngân hàng nhỏ và không mấy nổi danh, Ngân hàng Thương mại cổ phần Hà Nội - Sài Gòn (SHB) trong thời gian gần đây đã trở thành ngân hàng nhóm 1 (theo phân loại của Ngân hàng Nhà nước) sau khi sáp nhập Habubank vào SHB và tham gia tái cấu trúc thành công Bianfishco - công ty đứng trước nguy cơ phá sản…
Nhờ thực hiện tái cơ cấu, Tổng công ty 36 (Bộ Quốc phòng) đã phát triển bền vững trong năm 2013. Trong ảnh: Lực lượng thi công của Tổng công ty tại công trường xây dựng đường Đông Trường Sơn. Ảnh: Quang Thái
Ba lĩnh vực ưu tiên đều… chậm
Tại Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) xác định 3 lĩnh vực quan trọng nhất cần ưu tiên tái cơ cấu là: Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội thì cả ba lĩnh vực ưu tiên này đều triển khai chậm so với yêu cầu. Các giải pháp thực hiện vẫn mang tính hành chính và ở khung cơ chế, chưa có những thay đổi mang tính đột phá.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho biết, tái cơ cấu đầu tư công thời gian qua, những dự án trọng điểm đã được ưu tiên, đầu tư xã hội cũng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đến nay Chính phủ vẫn chưa phê duyệt đề án toàn diện tái cơ cấu đầu tư công. Tái cơ cấu đầu tư công thực hiện theo Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, là giải pháp mang tính tình huống và ngắn hạn. Đáng chú ý là các dự án luật được cho là rất cần để hoàn thiện thể chế, nhất là Luật Đầu tư công, Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn đang trong quá trình xây dựng.
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII (tháng 10-2013) nhấn mạnh: “Việc triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chưa có tính chiến lược, còn rời rạc, chủ yếu là chuyển giao nội bộ tập đoàn, tổng công ty hoặc giữa các doanh nghiệp nhà nước, chưa tạo ra động lực và áp lực để buộc các doanh nghiệp nhà nước đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp. Còn số lượng lớn doanh nghiệp nhà nước tác động đến tăng trưởng kinh tế hay tác động đến kinh tế vĩ mô cần phải kiên quyết, khẩn trương tiến hành tái cơ cấu. Việc chậm tiến hành tái cơ cấu, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa, tập trung vào ngành nghề sản xuất-kinh doanh chính đã làm kéo dài thời gian phục hồi của nền kinh tế, chậm thúc đẩy thị trường vốn phát triển, giảm niềm tin của các nhà đầu tư”.
Theo đánh giá của nhiều đại biểu Quốc hội, kết quả tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém vẫn chưa đáp ứng theo mục tiêu của Đề án tái cơ cấu là tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính, củng cố năng lực hoạt động của các ngân hàng thương mại, nâng cao trật tự kỷ cương và nguyên tắc thị trường hóa hoạt động ngân hàng. Việc xử lý nợ xấu mới ở giai đoạn đầu, mặc dù tốc độ tăng nợ xấu có dấu hiệu giảm, tuy nhiên chưa mang tính bền vững và những giải pháp vẫn chưa cho thấy góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Cần sớm thoát khỏi mô hình tăng trưởng cũ
Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng là chủ trương đúng đắn của Đảng ta. Đây là một quá trình lâu dài và phức tạp, lại diễn ra trong điều kiện kinh tế thế giới diễn biến khó lường, cùng với những tồn tại từ nhiều năm trước của nền kinh tế nước ta, vì vậy, theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế và các đại biểu Quốc hội, cần phải sớm thoát khỏi mô hình tăng trưởng cũ, nhưng các giải pháp đưa ra phải vừa xử lý các vấn đề trước mắt, vừa hướng đến các vấn đề cơ bản và dài hạn.
Trước hết, với tái cơ cấu đầu tư công nên bố trí đủ vốn, giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư công để thanh toán nợ xây dựng cơ bản cho doanh nghiệp, tạo tiền đề cho doanh nghiệp tái cơ cấu, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư công, có thể cân nhắc việc nâng bội chi ngân sách, phát hành trái phiếu Chính phủ. Bên cạnh đó, có chính sách và biện pháp cụ thể nhằm tăng các nguồn vốn đầu tư khác như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước bù đắp nguồn vốn đầu tư công giảm dần theo lộ trình.
Cần ưu tiên tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước bằng các biện pháp tài chính và cổ phần hóa. Đẩy nhanh hơn nữa công tác cổ phần hóa để huy động vốn của xã hội, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và có phương án sử dụng hợp lý nguồn vốn này. Xây dựng kế hoạch và lộ trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành sản xuất chính trong điều kiện thị trường không thuận lợi hiện nay, cân nhắc chấp nhận các khoản lỗ phát sinh.
Để các ngân hàng thương mại tự tái cơ cấu, cần tăng cường trích lập đủ dự phòng rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại, tăng nhanh quy mô và năng lực tài chính thông qua tăng vốn để bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn. Tăng cường quản trị rủi ro và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của thanh tra, giám sát ngân hàng. Đồng thời, tăng cường minh bạch thông tin, nhất là công khai về xử lý nợ xấu.

Ký túc xá thời @: Đong đếm thiệt hơn

(GD&TĐ) - Các KTX hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 22% nhu cầu của HSSV. Nếu  KTX được Chính phủ đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu được đưa toàn bộ vào sử dụng năm 2012 thì cũng chỉ đáp ứng được khoảng trên 30% nhu cầu HSSV. Chuyên đề “KTX thời @” là những lát cắt về cuộc sống sinh viên trong ký túc, những vấn đề đặt ra cho KTX trường ĐH Việt Nam hiện nay.
x
KTX Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có sân chơi bóng chuyền, bóng rổ thu hút được nhiều sinh viên sau những giờ học căng thẳng
Tan làm, đang hứng chí với lời rủ của mấy ông bạn ra quán làm vài quai cho bớt khô miệng trời thu hanh khô, ai ngờ bị vợ triệu về, lý do: Ông bác họ ở quê lên bàn chuyện quan trọng. Định nì nèo để vợ tiếp ông bác, ai ngờ, vợ gắt lên: “Anh về mau, em không làm thay được việc này”. Vậy là tụt hứng, ba chân bốn cẳng chạy về nhà. Vừa thấy mặt, bác tôi buông một câu: Anh xem giúp bác tìm cho em nó chỗ trọ học được không?
Ký túc xá nước ít, chuột nhiều
Em họ tôi năm nay đỗ đại học ở Hà Nội. Bác tôi mừng lắm, dù gia cảnh cũng không khá giả gì nhưng quyết dồn hết sức cho cô em gái theo đuổi ước mơ. Gia đình thuộc diện chính sách, nên ngay khi làm thủ tục nhập học, em tôi được nhà trường sắp xếp cho ở trong ký túc xá. Bác tôi hỉ hả: “Đấy, người ta xếp hàng xin vào ký túc còn không được kia kìa. Ít phòng lắm. Thế này đỡ tốn bao nhiêu là tiền đấy. Ở ký túc chỉ đóng có 200 – 300 nghìn/tháng thôi…”. 
Em tôi ở ký túc được một tuần, gọi điện thoại báo với gia đình, rằng ở ký túc bất tiện lắm. Cả 5 tầng của dãy nhà đều loang lổ ẩm mốc thảm thương, cửa sổ thì vỡ, để tránh gió lùa, cô em tôi và các bạn cùng phòng  phải lấy giấy dán lại. “Xa nhà, tuần đầu học hành còn căng, về phòng thấy mấy tờ giấy rách bay phất phơ trong gió con nẫu hết cả ruột…” – Em tôi kể lể.
Đó là về cảnh quan, còn sinh hoạt thì cũng khác xa lúc em tôi ở nhà. Quần áo giặt xong phải phơi trong phòng, giăng mắc khắp nơi. Mà ghét nhất là việc phải sống chung với chuột. Chúng cắn phá đủ thứ: từ mì tôm, sách vở đến sạc điện thoại. Thậm chí, có cô bạn cùng phòng bị chuột chui vào màn cắn bật cả máu. Nước thiếu, phòng đông ồn ào... Ban quản lý thì gắt gao, lúc nào cũng rầm rập kiểm tra. Tối hôm trước em tôi sang nhà họ hàng, về muộn một chút mà phải đứng rã cẳng trình bày mới được cho lên phòng. 
Bác tôi nghe vậy, ngẫm nghĩ một hồi rồi động viên: Con ở nhà cũng vất vả mà, nên cố gắng khắc phục. Chứ  ra ngoài giờ tốn tiền lắm. Ai ngờ, em tôi lại gắt lên: Gì thì khắc phục được, chứ giờ lúc nào con cũng phải mang vác máy tính, đồ đạc đi khắp nơi.
Hóa ra sợ mất đồ, em tôi đi đâu cũng phải vác theo máy tính, tiền nong. Phòng có gần chục con người, khách khứa ra vào nườm nượp. Một cô trong phòng ngay hôm đầu tiên đã bị mất điện thoại khi đang cắm sạc. Vậy mà vài tiếng sau ra hàng cầm đồ đã thấy điện thoại của mình nằm chình ình trong tủ kính. Kể lể một hồi. Em tôi kết luận: Con chỉ ở ký túc xá 1 tháng thôi. Bố tính thế nào thì tính...
Nhà ăn trong khuôn viên KTX giúp sinh viên đảm bảo an toàn thực phẩm với giá tiền phải chăng
Thấp thỏm tự do nơi xóm trọ
Nếu như bình thường, nghe ông bác kể như vậy, tôi sẽ phán ngay, rằng bác cứ để em ở với vợ chồng cháu. Nhưng vừa hôm trước hai vợ chồng hục hặc, giờ có thêm cô em họ đến ở càng không tiện. Vậy nên tôi nhận ngay trách nhiệm tìm nhà trọ giúp em. 
Lóp ngóp lên mạng, định bụng ném thông tin lên tường nhà, nhờ cộng đồng facebook tìm giúp nơi nào giá rẻ, an ninh tốt lại gần trường em tôi ở Cầu Giấy, thì túm ngay được trang của một nữ sinh viên lên mạng than thở về chuyện suốt hai tháng qua bị gã con trai chủ nhà trọ nhìn trộm cô tắm.
Chỗ sinh viên này có 5 phòng trọ. Ban ngày, các anh chị đi làm hết, chỉ có cô và một cô gái khác là sinh viên nên thường tắm trước tại nhà tắm chung. Lúc này, xóm trọ vắng người nên gã con trai chủ nhà thường tò mò nhìn trộm.
Quá sợ hãi, cô sinh viên đành chuyển nhà trọ. Cô bé vẫn thấy mình may mắn, bởi cô biết không ít bạn nữ từng bị chủ nhà trọ nhìn trộm, hoặc rủ đi uống nước để giở trò tồi bại. Có chủ trọ còn mặc cả, nếu nghe lời ông ta thì sẽ không phải trả tiền phòng, thậm chí còn được nhiều hơn...
Chết, ở nhà trọ thế này thì nguy. Tôi nói với bác, là không tìm trên mạng nữa, mà phải mục sở thị, đến tận nơi để trao đổi với chủ nhà. Hôm sau, tôi  và hai bố con ông bác làm vài vòng mấy khu xóm trọ ở Thanh Xuân – nơi trên mạng rao giá cả phải chăng, chủ nhà đôn hậu! Có nơi khu trọ có 7 phòng, 2 phòng nam, 5 phòng nữ, cửa nhà vệ sinh, phòng tắm đều làm bằng nhựa xếp và không có khóa. Cửa phòng ở cũng lỏng lẻo, yếu ớt.
Mấy em sinh viên xung quanh bảo: “Không lo đâu, tối đến kéo cái bàn học ra chèn vào cửa là xong. Cẩn thận thì đặt con dao ở đầu giường. Mỗi phòng này giá 900.000 đồng, giờ khó tìm ở đâu ra giá rẻ như thế này". 
Nghe giá cả, bác tôi cũng hơi ưng rồi, vì đi từ sáng đến giờ, nơi nào ổn ổn thì đều hét giá 1,5 triệu trở lên. Ngó vào một phòng, bác tôi hỏi: Ở đây có an toàn không cháu? Thì cô bé học Trường ĐH Thương mại mau mồm mau miệng kể: “Tuần trước, xóm trọ đi vắng gần hết. Cháu nghe tiếng lục cục trước cổng, tưởng bạn sinh viên nào về liền mở cửa phòng thì thấy hai thanh niên lạ hoắc đang trèo cổng vào. Cháu phải đóng chặt cửa ngồi im thin thít bên trong, chẳng biết họ làm gì ở ngoài nữa. Ở đây cứ phải không nghe không biết gì hết bác ạ”.
Đang lúc hỏi han thì có đám thanh niên kéo vào một phòng, tay cắp nách mấy cái bánh đa, tay xách theo chai rượu. Thấy bọn tôi lớ ngớ, có anh thân mật vỗ vai ông bác, bảo: Bố cho em gái lên đây ở à, cứ để đấy bọn con bảo vệ. Em xinh thế kia lo gì. Bố, em và anh vào đây làm mấy chén với chúng con. Hôm nay bu con gửi tiền lên, nên làm bữa nhậu mời xóm…
Bác tôi thất kinh, kéo vội hai anh em ra ngoài ngõ. Vừa đi vừa hổn hển: Thôi thôi, để em cậu mà lơi lỏng trọ ở ngoài thế này thì tôi mất con sớm. 
Dường như một vòng xóm trọ đã khiến em tôi có suy nghĩ khác, không còn đòi tự do, tiện nghi nữa, mà chỉ mong có nơi chốn được chuyên tâm học hành. Tự dưng, cô em tôi lại thấy mê cái sân bóng nằm giữa những dãy nhà, có thể chơi thể thao mỗi chiều, mê hàng cây trong trường, có thư viện và hội trường nhà điều hành, nơi có thể làm mọt sách, gạo bài ôn thi. Em tôi lại mơ có ngày được dự liên hoan, lửa trại, những buổi chiếu phim, diễn văn nghệ với đông đúc bạn bè. Hơn nữa, nếu ở ký túc xá, em sẽ tiết kiệm một khoản tiền cho bố mẹ so với thuê trọ ngoài.
Tối hôm đó, tôi đưa cô em họ đi chơi phố, kể với em chuyện một thời tôi học đại học, về quãng thời gian tôi ở ký túc và cả sống ở phòng trọ, có những cám dỗ, có những khó khăn… Tâm sự với em gái, rằng tôi nhận ra, dù sống nội trú hay ngoại trú, quan trọng nhất vẫn là thái độ của chính mình khi va chạm với thực tế để rèn luyện khả năng linh hoạt và phản xạ với đời sống, là tình cảm dành cho những người thương yêu luôn lo lắng cho mình. Có lẽ đó chính là những trải nghiệm đáng quý nhất của quãng đời sinh viên.
KTX đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu
Thông tin từ Bộ GD&ĐT, thống kê đến năm 2012, tỷ lệ sinh viên nội trú chiếm khoảng 20 - 22% với diện tích nơi ở khoảng 30m vuông/1 HS - SV. Các KTX có nhà ăn tập thể cho HS - SV chiếm khoảng 72%, đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu.
Các KTX đều có nhân viên bảo vệ được trang bị phương tiện hỗ trợ và được tập huấn nghiệp vụ, có cổng trường trực 24/24 giờ và có tường rào kín ngăn cách với bên ngoài…
Tuy nhiên, vẫn còn những KTX xuống cấp nghiêm trọng, chưa được nhà trường quan tâm nâng cấp, sửa chữa. Nhân lực làm công tác quản lý KTX không đáp ứng đủ do hạn chế về biên chế. Đặc biệt, một số địa phương chưa có chính sách giảm giá điện, nước phục vụ HS - SV nội trú… 
Hải Bình
Nguồn: http://www.gdtd.vn