Cũng na ná như việc xây dựng sân gofl, qui hoạch cụm khu công nghiệp mấy năm gần đây, tỉnh thành nào cũng đua nhau “đòi” đầu tư xây dựng, nâng cấp sân bay nội địa và quốc tế để phát triển kinh tế, du lịch… Một số sân bay lớn tiếp tục đầu tư nâng cấp thành Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) như: Phú Bài, Cam Ranh, Cần Thơ, Phú Quốc, Liên Khương…
Nghe thì rất hay và hấp dẫn, tạo động lực cất cánh cho kinh tế địa phương, nhưng khi đưa vào khai thác, sử dụng thì… hỡi ôi, chỉ thấy lãng phí. Chỉ có sân bay Cam Ranh là đang khai thác có hiệu quả, ổn định.
Mới đây, tại TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị xúc tiến bay đến các CHKQT, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ khẳng định: Thực tế khai thác các CHKQT nói trên chưa tương xứng với tiềm năng địa phương và các cơ chế chính sách ưu tiên của Chính phủ dành cho ngành Hàng không. Thực tế cho thấy như hai CHKQT Phú Quốc và Cần Thơ được đầu tư hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế ICAO cấp 4E.
Tuy nhiên, thực tế không như dự án mong muốn, hiện chỉ có CHKQT Cần Thơ lâu lâu mới tiếp nhận một số chuyến bay quốc tế ghé chở thuê khách đi Đài Loan, chủ yếu là thân nhân và các cô dâu Việt-Đài. Tiêu chuẩn hiện đại, đầu tư quá lớn nhưng chỉ để phục vụ nội địa là lãng phí. Số lượng khách khoảng 200.000 người đến trong năm 2012 và dự kiến 2013 sẽ tăng lên khiêm tốn 235.000 người với CHKQT Cần Thơ là quá ít ỏi... Các sân bay tiêu chuẩn thấp hơn như Liên Khương (Lâm Đồng), Phú Bài (Huế) còn èo uột hơn vì không có khách.
Với 5 CHKQT đang gặp rất nhiều khó khăn trong khai thác kinh doanh gây ra tình trạng lãng phí quá lớn cho nhà nước, Cục trưởng Cục HKVN Lại Xuân Thanh cho biết, Việt Nam đang thực hiện chính sách giảm dần sự điều tiết đối với vận tải hàng không thông qua các thỏa thuận song phương, đa phương, phát triển thị trường vận tải hàng không theo hướng mở, gắn liền với khu vực và thế giới.
Để khuyến khích các hãng hàng không quốc tế đến các CHKQT Phú Bài, Cam Ranh, Liên Khương, Cần Thơ, Phú Quốc, chúng ta đã tạo điều kiện tối đa về quyền vận chuyển, chính sách giá, các điều kiện về thương mại và khai thác khác (slots, liên doanh, liên danh…) cho các hãng như, chính sách giá dịch vụ phù hợp cho các hãng, giảm đến 50% giá điều hành bay và giá dịch vụ do nhà nước định giá (hạ cất cánh, soi chiếu an ninh hàng không…), giảm giá đỗ máy bay, thuê quầy làm thủ tục và thuê băng chuyền hành lý… đây xem như chính sách “trải thảm đỏ” của ngành Hàng không trong bối cảnh kinh tế, an ninh thế giới và khu vực đầy khó khăn, biến động và nhiều thách thức.
Ngoài việc ngưng phê duyệt và cấp kinh phí xây dựng thêm các sân bay địa phương như hiện nay, việc tìm các liên kết, tạo thị trường du lịch, quảng bá rộng rãi để hấp dẫn cho khách quốc tế đến các địa phương có CHKQT trên hiện rất cần và phải gấp rút xúc tiến, tránh lãng phí quá lớn tại các CHKQT…
Nguồn: http://cand.com.vn/
Mới đây, tại TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị xúc tiến bay đến các CHKQT, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ khẳng định: Thực tế khai thác các CHKQT nói trên chưa tương xứng với tiềm năng địa phương và các cơ chế chính sách ưu tiên của Chính phủ dành cho ngành Hàng không. Thực tế cho thấy như hai CHKQT Phú Quốc và Cần Thơ được đầu tư hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế ICAO cấp 4E.
Tuy nhiên, thực tế không như dự án mong muốn, hiện chỉ có CHKQT Cần Thơ lâu lâu mới tiếp nhận một số chuyến bay quốc tế ghé chở thuê khách đi Đài Loan, chủ yếu là thân nhân và các cô dâu Việt-Đài. Tiêu chuẩn hiện đại, đầu tư quá lớn nhưng chỉ để phục vụ nội địa là lãng phí. Số lượng khách khoảng 200.000 người đến trong năm 2012 và dự kiến 2013 sẽ tăng lên khiêm tốn 235.000 người với CHKQT Cần Thơ là quá ít ỏi... Các sân bay tiêu chuẩn thấp hơn như Liên Khương (Lâm Đồng), Phú Bài (Huế) còn èo uột hơn vì không có khách.
![]() |
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. |
Để khuyến khích các hãng hàng không quốc tế đến các CHKQT Phú Bài, Cam Ranh, Liên Khương, Cần Thơ, Phú Quốc, chúng ta đã tạo điều kiện tối đa về quyền vận chuyển, chính sách giá, các điều kiện về thương mại và khai thác khác (slots, liên doanh, liên danh…) cho các hãng như, chính sách giá dịch vụ phù hợp cho các hãng, giảm đến 50% giá điều hành bay và giá dịch vụ do nhà nước định giá (hạ cất cánh, soi chiếu an ninh hàng không…), giảm giá đỗ máy bay, thuê quầy làm thủ tục và thuê băng chuyền hành lý… đây xem như chính sách “trải thảm đỏ” của ngành Hàng không trong bối cảnh kinh tế, an ninh thế giới và khu vực đầy khó khăn, biến động và nhiều thách thức.
Ngoài việc ngưng phê duyệt và cấp kinh phí xây dựng thêm các sân bay địa phương như hiện nay, việc tìm các liên kết, tạo thị trường du lịch, quảng bá rộng rãi để hấp dẫn cho khách quốc tế đến các địa phương có CHKQT trên hiện rất cần và phải gấp rút xúc tiến, tránh lãng phí quá lớn tại các CHKQT…

Nguồn: http://cand.com.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét