Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Khó khăn mấy cũng không giảm lương

- Trước đề xuất của Bộ Tài chính cắt giảm 100.000 đồng lương tối thiểu như một giải pháp tránh hụt thu ngân sách, Thủ tướng yêu cầu dù khó khăn đến mấy cũng không được giảm lương.
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 29/9, trước tình trạng hụt thu ngân sách, Bộ Tài chính đề xuất ngoài các giải pháp tăng nguồn, triệt để giảm chi, có thể năm tới sẽ cắt giảm 100.000 đồng lương tối thiểu. Ý kiến này bị nhiều thành viên Chính phủ cho là "phản cảm".
lương, ngân sách
3 năm qua, lương đã tăng 35%, ngang bằng mức trượt giáẢnh minh họa: Bình Minh
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói: "Cần cố gắng giữ lương. Không thể GDP tăng mà lại giảm lương để cho giảm chi ngân sách, như vậy tạo ảnh hưởng tâm lý xã hội".
Bộ trưởng LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền cũng đề nghị không nên giảm lương. Bà cũng cho hay, Bộ đã trình Chính phủ dự thảo nghị định phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2014 áp dụng đối với người lao động tại khối doanh nghiệp.
Theo đó, mức đề xuất cao nhất đối với doanh nghiệp tăng lên cao nhất 2,7 triệu đồng/tháng. Mức lương tối thiểu sẽ chỉ tăng từ 250.000 - 400.000 đồng/tháng, thể hiện tinh thần chia sẻ với doanh nghiệp. Đây là phương án cuối có điều chỉnh so với mức đề xuất của Hội đồng tiền lương quốc gia và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (đề xuất cao hơn) trước đó.
Không thể giảm
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tiền lương đã được điều chỉnh đều trong 3 năm qua, lên khoảng 35%, nhưng trượt giá cũng ở mức 35%. Do đó, ông khẳng định dù khó khăn đến mấy cũng không thể giảm lương.
Đề cập vấn đề này tại họp báo sau phiên họp thường kỳ chiều qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cho hay, mức điều chỉnh lương phải đảm bảo cân đối, hài hòa.
"Vấn đề lương của doanh nghiệp có hai mặt, bao giờ chúng ta cũng muốn người lao động hưởng lương cao nhưng nếu cao quá thì sức hút đầu tư sẽ giảm đi. Chúng ta thường nói chúng ta có nhiều lợi thế thu hút đầu tư trong đó có lợi thế là người VN cần cù, sáng tạo và lương thấp. Vì vậy, điều chỉnh thì phải rất cân đối, hài hòa" - ông cho hay.

Bộ trưởng ước tính, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ví dụ 5-6%, cùng với lạm phát ví dụ khoảng 7%, cộng lại khoảng 12%, cộng theo đà phát triển lên tiếp khoảng 2-3% nữa, thì bình thường các phương án mà các bộ, ngành và Tổng liên đoàn lao động đang tính là đề nghị mức lương tối thiểu tăng khoảng 14-15%…

Ông cũng cho hay, có sức ép rất lớn về tăng lương cao, đối với DN cần cân đối nếu tăng lương cao quá thì sẽ không còn sức cạnh tranh, còn khu vực lương dùng ngân sách nếu tăng cao thì ngân sách không có vì chi thường xuyên chiếm khoảng 65% tổng chi, trong đó hơn một nửa là chi cho lương.
Trong đó chi cho lương công chức, viên chức từ cấp huyện trở lên, số tròn là 9%, cho đội ngũ sự nghiệp (giáo viên, y tế) là trên 35%, lực lượng vũ trang khoảng 25% còn lại là người có công, đối tượng là cán bộ xã, cán bộ không phải là biên chế nhưng được hưởng định suất lương khoảng 6,5%...

Gian nan trí thức về quê

(GD&TĐ) - Những kiến thức học được trên giảng đường chỉ đáp ứng được phần nào công việc, các trí thức trẻ đã có những nỗ lực hết mình thâm nhập thực tế và tích luỹ kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tạo môi trường để trí thức trẻ dấn thân 
Là người gắn bó từ những ngày đầu thành lập Đề án, rồi trực tiếp triển khai Dự án 600 trí thức trẻ, ông Vũ Đăng Minh - Vụ trưởng Vụ Công tác Thanh niên, Bộ Nội Vụ - Giám đốc BQL Dự án 600 Phó chủ tịch xã cho biết:  "Ngay từ khi dự án bắt đầu được triển khai, BQL dự án đã nhận được rất nhiều câu hỏi chất vấn xung quanh vấn đề liệu những người trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm có thể đảm đương được công việc và vai trò của Phó chủ tịch xã không? Làm thế nào tuyển chọn được đúng người, đúng việc?              
Các thành viên của BQL đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, trình tự thủ tục đầy đủ: Từ khâu phỏng vấn, tuyển chọn cho đến đào tạo bồi dưỡng, bố trí đội viên trí thức trẻ về xã, tổ chức bầu, phê chuẩn chức danh Phó chủ tịch UBND xã, phân công, giao nhiệm vụ để được chính thức đảm đương chức vụ. 
Dự án khởi động tốt không chỉ nhờ việc đã xây dựng được hệ thống văn bản đồng bộ và triển khai quyết liệt mà còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong quá trình thực hiện. Thủ tướng đã cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ theo hướng tuyển được đến đâu thì đào tạo đến đó và bố trí ngay các đội viên về xã công tác. Với cách làm quyết liệt như vậy, sau 2 năm, dự án hoàn thành giai đoạn 1 với tổng số 580 đội viên được tuyển chọn, phân công về xã công tác.
Sau thời gian thực hiện đến tháng 6/2012,  BQL sơ kết, kết quả là đã hoàn thành tốt giai đoạn 1, từ khâu tuyên truyền, tuyển chọn, bố trí công tác. Hơn 70% đội viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 49 bạn đã trở thành đảng viên, 65 bạn đang chuẩn bị được kết nạp đứng vào hàng ngũ của Đảng.
"Khi tổ chức hội nghị tuyển chọn, mặc dù trời mưa, các bạn từ khắp các nơi đến chật hội trường. Có nhiều bạn phỏng vấn tốt, nhiều bạn vẫn băn khoăn về xã sẽ làm công việc gì. Nhưng sau hơn 1 năm, gặp lại các bạn tôi thấy các bạn có độ trưởng thành vượt bậc, rắn rỏi, chững chạc hơn, tự tin hơn. Nhiều em  đã thực sự tự tin trên cương vị Phó chủ tịch xã" - Ông Vũ Đăng Minh lạc quan  cho biết.
Phó chủ tịch Ngô Thị Hương – xã Hóa Phúc, Minh Hóa (Quảng Bình) kiểm tra nuôi nhím tại mô hình hộ gia đình
Cống hiến và trưởng thành
Sau 2 năm thực hiện Dự án, các thành viên đều nhận được sự quan tâm của cấp ủy và chính quyền địa phương, được phân công nhiệm vụ cụ thể, được tạo điều kiện về cơ sở vật chất, yên tâm công tác. 
Qua đánh giá, có 68/580 đội viên dự án hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (chiếm 11,72%); có 352/580 đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ (chiếm 60,69%) và 160/580 đội viên hoàn thành nhiệm vụ (chiếm 27,59%).
Kể lại những ngày đi khảo sát thực tế trước khi đánh giá sơ kết dự án, ông Vũ Đăng Minh cảm động chia sẻ: Hôm đến xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, xã không có đường ô tô, tôi đi xe ôm, tầm khoảng 3h chiều nhưng ở trên vùng cao rất lạnh mặc dù giữa mùa hè nhưng chúng tôi rất ấm lòng vì nhận được tình cảm quý trọng của người dân và ban, ngành đoàn thể. Qua trao đổi với bà con tại xã, chúng tôi rất mừng, cảm động trước sự quan tâm, chào đón của bà con khi có các đội viên về công tác. Em Hà Chấn Thảo về xã Pá Hu. Em gắn bó và hoà nhập rất tốt, không chỉ "ba cùng" với bà con, em đã tìm thấy tình yêu và lập gia đình tại đó.
Trong hội nghị, đồng chí bí thư xã phát biểu em Thảo làm việc rất tốt. Tôi cũng hỏi đồng chí Bí thư về quy hoạch sắp tới thì được biết em đang được quy hoạch chức danh Chủ tịch xã giai đoạn 2016 - 2021. "Xã rất muốn giữ chân em ở lại. Nếu huyện rút em về công tác ở huyện thì chúng tôi buộc phải chấp nhận nhưng chúng tôi tiếc lắm.." Từ câu nói của đồng chí Bí thư xã, chúng tôi càng thêm tin yêu quí trọng các đội viên của mình và thấy rằng các trí thức trẻ đã thực sự phát huy được tài năng và có những đóng góp "có dấu ấn"...
Tiếp tục chặng đường đồng hành cùng giai đoạn II của Dự án,  anh Nguyễn Khắc Toàn - Phó Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Đoàn  cho biết: Thông qua việc bám sát quá trình triển khai dự án và kết quả công việc của các bạn trí thức trẻ, chúng tôi thấy rất nhiều các đề án được triển khai có hiệu quả. T.Ư Đoàn  trên cơ sở tổng kết, đã giới thiệu các mô hình hay hiệu quả để nhân rộng, phát huy tinh thần xung phong tình nguyện và dấn thân của lớp trí thức trẻ.
Những mô hình sản xuất chè san của  Đinh Thị Kim Thảo ở Mường Khương, Lào Cai; mô hình nuôi cá điêu hồng, trồng nấm bào ngư của Phan Trọng Thảo ở xã Vân Hiền, huyện Vân Canh - Bình Định mô hình trồng măng tre Bát Độ của  Tô Văn Học ở Mù Cang Chải đã được các bạn đội viên khác tham khảo, học hỏi kinh nghiệm để họ triển khai những sáng tạo, ứng dụng phù hợp vào địa phương của mình. Những gì thực hiện chưa hiệu quả, còn vướng mắc, sẽ được T.Ư Đoàn và Ban quản lý dự án khắc phục trong giai đoạn 2 (2013 - 2014). 

Vị đắng quán quân xuất khẩu gạo

Chúng ta đang cảm nhận vị đắng hơn là hương vị ngọt ngào cùng những lợi ích từ ngôi vị quán quân xuất khẩu gạo của thế giới mà phải biết bao nỗ lực mới đạt tới.
Theo những thông tin mới nhất, sau khi đã "đại hạ giá" loại gạo tương đương gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam xuống còn 420 USD/tấn vào trung tuần tháng 8/2013, Thái Lan lại tiếp tục chào bán loại gạo này với giá còn 380-390 USD/tấn cuối tháng 8 vừa qua. Tính ra, trong cả tháng qua, cứ 4 ngày thì các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan lại đều đặn giảm giá gạo xuất khẩu chào bán một lần với mức 5 USD/tấn. 

Song, đó chưa phải là tin xấu nhất cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam khi có ý kiến lo ngại người Thái sẽ bán phá giá gạo xuất khẩu bởi lượng hàng tồn kho của nước này hiện quá lớn, lên đến khoảng 16 triệu tấn.

Việc một nước xuất khẩu gạo lớn và có sức cạnh tranh mạnh như Thái Lan liên tiếp giảm giá gạo xuất khẩu đã làm khó cho tất cả quốc gia xuất khẩu mặt hàng lương thực này trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hậu quả là không chỉ giảm giá gạo xuất khẩu mà số lượng hợp đồng bị hủy cũng lên tới mức cao nhất từ trước tới nay với khoảng 900.000 tấn, tính tới cuối tháng 7/2013.

Giá gạo xuất khẩu giảm chắc chắn sẽ gây áp lực giảm hơn nữa đến giá thu mua lúa gạo trong nước. Để chống chọi với xu hướng giảm giá, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã một lần nữa đề nghị Chính phủ mua tạm trữ thêm 300.000 tấn gạo. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nước phải mua tạm trữ gạo tới 3 lần trong 1 năm, sau khi đã mua tạm trữ 2 triệu tấn gạo của vụ đông xuân và hè thu.

Tình cảnh của ngành sản xuất lúa gạo trong nước hiện nay quả thật khó ngờ khi chúng ta luôn nỗ lực để chiếm lĩnh vị trí quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Từ mức khoảng 4,5 triệu tấn năm 2008, xuất khẩu gạo liên tục bứt phá để vượt ngưỡng 6 triệu tấn năm 2009, rồi 6,75 triệu tấn năm 2010, 7,1 triệu tấn năm 2011 và vươn lên ngôi vị quán quân xuất khẩu gạo thế giới vào tháng 10/2012.

Song, càng leo lên cao thì chúng ta lại càng phải chứng kiến sự đi xuống của giá mặt hàng lương thực này trên thị trường thế giới. Đã xuất hiện hiện tượng đáng lo ngại là nông dân bỏ ruộng vì nản với điệp khúc "trúng mùa, rớt giá".

Vị đắng hạt gạo hiện nay buộc chúng ta phải giải bài toán khó với mặt hàng lương thực thiết yếu này. Đó là làm sao vừa đảm bảo an ninh lương thực, thu được lợi ích của một cường quốc xuất khẩu gạo lại vừa không để giá lúa gạo trong nước cũng như thế giới xuống quá thấp, không để nông dân bỏ ruộng. Nếu không quyết liệt, mạnh mẽ hoạch định lại chiến lược sản xuất, xuất khẩu gạo thì hạt gạo có thể còn đem lại vị đắng hơn nữa trong tương lai.

Phụ huynh sợ... đại diện phụ huynh

Thay vì là một tổ chức để bảo vệ quyền lợi, chia sẻ, làm cầu nối giữa phụ huynh với nhà trường thì nay, với những gì diễn ra, ban đại diện cha mẹ học sinh ở các trường đang có những xung đột lợi ích với đông đảo phụ huynh.
 Tiền mua sắm trang thiết bị cho lớp học là một trong những khoản nhiều phụ huynh bức xúc - Ảnh: Đào Ngọc Thạch (Thanh Niên)
Tiền mua sắm trang thiết bị cho lớp học là một trong những khoản nhiều phụ huynh bức xúc - Ảnh: Đào Ngọc Thạch (Thanh Niên).
Họp chỉ để thu tiền
Có con mới vào lớp 1, năm nay chị H. ở khu đô thị Đại Kim (Hà Nội) hồ hởi đi họp phụ huynh. Nhưng rồi chị thất vọng vì cuộc họp dường như đã theo một kịch bản soạn sẵn.
Đến phần bầu ban đại diện cha mẹ học sinh, cô giáo chủ nhiệm gợi ý người này làm trưởng ban, người kia làm phó ban và đề nghị cả lớp biểu quyết. Con học đầu cấp, phụ huynh chưa ai biết ai nên khi nghe cô gợi ý thế thì đành giơ tay đồng ý.
Lại có phụ huynh phản ánh, đi họp năm đầu tiên con học ở trường mà đã thấy có ban đại diện phụ huynh với đầy đủ thành phần, nhiều khoản đã chi từ trước như: quét sơn tường, sơn lại bảng, may rèm cửa... Họp phụ huynh chỉ để thông báo thu quỹ lớp.
Cứ đầu năm học, hàng loạt phụ huynh ngán ngẩm phản ảnh về các khoản tiền gọi là tự nguyện mà ban đại diện đề ra. Chẳng hạn, tại Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM), giáo viên chủ nhiệm thông báo và đứng ra thu hộ ban đại diện quỹ học đường 200.000 đồng/học kỳ/học sinh.
Một phụ huynh của trường bức xúc: “Đây là khoản đóng góp tự nguyện mà trường cũng chưa tổ chức họp để bầu ra ban đại diện, chưa lấy ý kiến của phụ huynh sao có sự đồng thuận mà đã đứng ra thu quỹ?”.
Phụ huynh học sinh Trường tiểu học Lạc Long Quân (Q.Tân Bình) bức xúc về việc mỗi người phải đóng góp 80.000 đồng để mua máy vi tính. Phụ huynh Trường mầm non 11 (Q.3) không đồng tình về quỹ hội phụ huynh 50.000 đồng/tháng.
Phụ huynh Trường THCS Colette (Q.3) kể ra hàng loạt tiền phải đóng: quỹ trường 500.000 đồng/học sinh, sửa chữa trường 300.000 đồng, lắp máy chiếu - điều hòa không khí từ 200.000 đến 600.000 đồng (tùy từng khối lớp)…
Giúp trường giải quyết những vấn đề “tế nhị”
Điều khiến nhiều phụ huynh bức xúc nhất là việc thu chi vô tội vạ, thiếu minh bạch của không ít người được giao trọng trách là đại diện cho quyền lợi của phụ huynh và học sinh. Trong khi đó, những phụ huynh được nhà trường và giáo viên lựa chọn thường là những người có điều kiện kinh tế hoặc có chức quyền để giúp nhà trường quyết định nhiều vấn đề “tế nhị”.
Giáo viên tổ chức dạy thêm trái quy định cũng do ban đại diện phụ huynh đứng ra chịu trách nhiệm, từ viết đơn đến thu tiền. Khi bị kiểm tra thì cả nhà trường và giáo viên nói rằng do phụ huynh tự nguyện…
Rất nhiều khoản thu được “núp bóng” hội phụ huynh. Khi giáo viên nói về tác dụng của máy chiếu thì lập tức ban đại diện sẽ đứng lên đề nghị thu tiền mua… máy chiếu cho lớp. Thậm chí có cả chuyện phụ huynh đứng ra đề nghị góp tiền để trả cước điện thoại hằng tháng cho cô giáo để tăng cường trao đổi giữa giáo viên và gia đình.
Phụ huynh có con học tại một trường dân lập ở Hà Nội bức xúc cho biết học phí mỗi tháng hơn 4 triệu đồng, mỗi đầu năm học đóng gần 3 triệu đồng tiền xây dựng cơ sở vật chất, tiền hoạt động ngoại khóa 1,8 triệu đồng, quỹ lớp mỗi năm 1,5 triệu đồng… Vậy mà ban đại diện của trường còn thu thêm mỗi phụ huynh 100.000 đồng cho quỹ phụ huynh. Thế nhưng ban phụ huynh của trường không công khai các khoản chi tiêu khi kết thúc năm học.
Sở GD-ĐT Hà Nội quy định không thu quỹ phụ huynh học sinh quá 300.000 đồng/năm học. Nhưng ban đại diện cũng có cách “lách luật” để thu cao hơn quy định. Một phụ huynh cho biết ban đại diện lập kế hoạch thu chi rất “đẹp”, mỗi phụ huynh chỉ đóng 200.000 đồng, trong đó diễn giải những khoản chi hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh. Nhưng bản diễn giải này chỉ để báo cáo khi có đoàn kiểm tra. Còn thực tế, phụ huynh phải nộp thêm mỗi người 500.000 đồng nữa vào quỹ lớp, chủ yếu để tặng hoa, quà cho cô giáo và nhà trường mỗi dịp lễ tết.
Về các khoản thu, các trường thường có cách giải thích như cách của ông Lê Kim Giang, Hiệu trưởng Trường THCS Colette: “Các khoản thu đều xuất phát từ nghị quyết của ban đại diện. Với quỹ trường, trong nghị quyết có chỉ rõ sử dụng vào các công trình như khen thưởng học sinh và giáo viên đạt thành tích (46%), hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, hiếu học (14%) và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học bao gồm nhà vệ sinh, chống dột, khu bán trú… Hiện nay, 90% bàn ghế của trường không đạt chuẩn nên cần hỗ trợ của phụ huynh để trang bị cuốn chiếu”.
Có ý kiến thì... chuyển trường
Sự phản kháng hiếm hoi của phụ huynh thường ít mang lại kết quả vì bị coi là thiểu số. Kết quả của cuộc “đấu tranh” thường là con cái họ bị kỳ thị khiến các em chịu áp lực nặng nề. Đã có những người không thể đấu tranh được với tiêu cực đành phải xin chuyển trường, chuyển lớp cho con.
Đầu năm học này, một phụ huynh của Trường tiểu học Bùi Văn Ngữ (xã Bà Điểm, H.Hóc Môn, TP.HCM) nghẹn ngào điện thoại đến Báo Thanh Niên nhờ giúp đỡ. Phụ huynh này cho biết, khi phản ứng về việc thay mới đồng phục gây lãng phí, một người trong ban đại diện cha mẹ học sinh của trường này đề nghị phụ huynh chuyển con… sang trường khác học. Hiệu trưởng nhà trường cũng xác nhận với phóng viên có sự việc này.
Không ai phủ nhận tham gia vào ban đại diện là vất vả, chịu áp lực từ cả hai phía: nhà trường và phụ huynh. Nhưng vẫn có phụ huynh nghĩ một cách đơn giản và đầy vụ lợi: chịu khó làm để con được nâng đỡ, quan tâm hơn… Chính từ những suy nghĩ đó nên không ít đại diện cha mẹ học sinh chỉ hoạt động theo yêu cầu của nhà trường, chứ hoàn toàn không đúng chức năng của người đại diện cho tiếng nói phụ huynh.
Hoạt động sai chức năng
Năm 2011, Bộ GD-ĐT ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh. Trong đó ghi rõ không được sử dụng quỹ cha mẹ học sinh vào những việc nằm ngoài hoạt động trực tiếp của ban đại diện như bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường; tiền an ninh; tiền vệ sinh, trông xe; khen thưởng cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị đồ dùng dạy học cho trường, lớp, cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên sử dụng; sửa chữa nâng cấp, xây dựng các công trình của nhà trường… Tuy nhiên, hiện tại việc thu chi từ quỹ phụ huynh hầu hết đều chỉ phục vụ cho các việc trên.
Trong khi đó, theo điều lệ, chức năng chính của ban đại diện là nhằm nâng cao chất lượng học tập, giám sát hoạt động của nhà trường. Thế nhưng những chức năng này lại hoàn toàn bị xem nhẹ.
Ông Bùi Hồng Quang, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ GD-ĐT, cho biết: “Với những quy định mà Bộ đã ban hành thì ban đại diện cha mẹ học sinh không có quyền và trách nhiệm thu tiền học, các khoản đóng góp cho nhà trường dưới bất kỳ hình thức nào. Các trường không được coi huy động đóng góp của phụ huynh là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục cũng như không quy định mức tài trợ cụ thể với từng phụ huynh”.
Nguồn: http://www.tienphong.vn

Thấu hiểu tình cha qua bộ tranh “Cha và con gái”

(Dân trí) - Chuyện về người cha “gà trống nuôi con” từ thưở còn thơ cho tới khi cô gái khôn lớn khiến nhiều cư dân mạng xúc động, trăn trở.

Gần đầy, những bộ truyện tranh ngắn, mang thông điệp ý nghĩa xuất xứ từ Hàn Quốc, Trung Quốc được bạn trẻ khá ưa chuộng.
Vì yêu thích, một số người đã dịch lại hoặc sáng tác lời Việt cho những bộ tranh này và chia sẻ cùng bạn bè. Chẳng bao lâu sau, những bộ truyện tranh ngắn có nét vẽ dễ thương đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, tạo thành xu hướng mới.
Nhiều bộ truyện ngắn ngộ nghĩnh đã được dịch hoặc sáng tác lời đang lưu truyền trên mạng. Một trong số đó là truyện có tựa đề “Cha và con gái”. Gần đây, truyện tranh này được cộng đồng mạng chia sẻ khá nhiều.
Nội dung truyện là lời tâm sự đầy tự hào của một cô gái về người cha “gà trống nuôi con”. Ông đã nỗ lực không ngừng nghỉ bằng tình yêu thương để cho con gái có được hạnh phúc như ngày hôm nay.
Tuy không rõ tác giả dịch và ghép lời Việt cho bộ truyện nhưng “Cha và con gái" vẫn được nhiều bạn trẻ tin tưởng như một thông điệp quý báu nhắc nhở tất cả chúng ta về tình cảm gia đình.
Truyện tranh "Cha và con gái":
Bình luận của cư dân mạng về truyện Cha và con gái

Bình luận của cư dân mạng về truyện Cha và con gái

Bình luận của cư dân mạng về truyện Cha và con gái

Bình luận của cư dân mạng về truyện Cha và con gái

Bình luận của cư dân mạng về truyện Cha và con gái

Bình luận của cư dân mạng về truyện Cha và con gái
Bình luận của cư dân mạng về truyện Cha và con gái

Bình luận của cư dân mạng về truyện Cha và con gái

Bình luận của cư dân mạng về truyện Cha và con gái

Bình luận của cư dân mạng về truyện Cha và con gái

Bình luận của cư dân mạng về truyện "Cha và con gái"

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Những điều tôi yêu ở Hà Nội

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội đã hơn 15 năm, tôi nhận ra ở Hà Nội có rất nhiều nét đáng yêu mà có lẽ ở các vùng miền khác không có.

Tôi yêu cái vắng lặng của Hà Nội vào mùng một Tết khi mà đa số người dân Hà Nội đã về quê. Bạn có thể tưởng tưởng được cái cảm giác khi đạp xe giữa con đường vắng vẻ trong tiết trời se se lạnh của Hà Nội vào mùa Xuân nó tuyệt vời đến chừng nào?

Tôi yêu những món ăn đặc trưng của Hà Nội như phở bò, bún chả, bánh cuốn,...Thế nhưng, trên tất cả có lẽ là những bữa ăn giản dị đậm chất Hà Nội do mẹ tôi nấu. Đồ ăn của Hà Nội không ngọt như ở Miền Nam hay cay như ở miền Trung mà thanh mát. Chỉ đơn giản là một bát canh rau ngót, hay một đĩa thịt luộc là tất cả mọi người, dù có khó tính đến đâu cũng không thể không khen ngon.

Tôi yêu Hồ Gươm, viên ngọc quý giữa lòng Hà Nội. Tôi yêu những buồi chiều, mua một cây kem Tràng Tiền rồi thả mình đi bộ thong dong trên vỉa hè lát gạch quanh hồ hay đơn giản là tìm một chiếc ghế đá ngồi xuống rồi thưởng thức khung cảnh trữ tình quanh hồ.

Tôi yêu cái tiết trời Hà Nội vào cuối thu đầu đông, khi mà thời tiết chưa quá lạnh, vẫn còn sót lại chút nắng qua cái kẽ lá. Đó có lẽ là thời tiết đẹp nhất trong năm, mang lại cảm giác xao xuyến trong lòng người..

Tôi yêu cả con người Hà Nội. Người Hà Nội thân thiện, dễ gần, kể cả với người lạ.. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp một người lại xính lô hay xe ôm đang chỉ đường cho một du khách nước ngoài một cách tận tình. Không chỉ vậy, đó là còn là những bà những cô bán hàng rong luôn tươi cười và vui vẻ nói chuyện tâm sự với khách. Tuy hiện nay có không ít những người bán hàng chặt chém khách du lịch hay có thể chửi cả khách của mình đã làm xấu hình ảnh người Hà Nội trong mắt cộng đồng người Việt Nam nói chung hay rộng hơn là cộng đồng quốc tế, thế nhưng với tôi người Hà Nội luôn có một vẻ gì đó rất dễ thương, thân thiện và dễ gần.
Thế nhưng trên tất cả, có lẽ, tôi yêu Hà Nội bởi nơi đây là nơi tôi sinh ra và lớn lên, chứa đựng biết bao nhiêu kỉ niệm buồn vui của tôi. Hà Nội đã chứng kiến tôi từng bước trưởng thành, từ một cấp bé lững chững bước vào lớp 1 nay đã là một học sinh của một trường cấp 3 lớn ở Hà Nội. Và, tôi biết, dù có đi xa đến nơi đâu, ở Hà Nội vẫn luôn có gia đình và bạn bẻ ủng hộ, yêu thương tôi.

Sắc đỏ ngập đường thu Hà Nội

Sáng 29/9, 1.000 sinh viên thủ đô Hà Nội trong trang phục đỏ rực đã đi bộ diễu hành quanh Hồ Gươm, vận động cho chương trình toàn dân tham gia thực hiện Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030. 
sắc đỏ, trời thu, đi bộ, đồng hành, đề án, 641, thể lực, tầm vóc, người Việt
Top 15 hoa hậu châu Á Trương Tùng Lan và Nữ hoàng trang sức 2013 Lò Thị Hương Trâm tình nguyện tham gia chương trình
sắc đỏ, trời thu, đi bộ, đồng hành, đề án, 641, thể lực, tầm vóc, người Việt
sắc đỏ, trời thu, đi bộ, đồng hành, đề án, 641, thể lực, tầm vóc, người Việt
Có mặt từ khi trời còn tờ mờ sáng, các sinh viên tình nguyện tỏ ra hết sức hào hứng với hoạt động này
sắc đỏ, trời thu, đi bộ, đồng hành, đề án, 641, thể lực, tầm vóc, người Việt
Các em nhỏ cũng tham gia đi bộ diễu hành vì một Việt Nam cao hơn, khỏe mạnh hơn
sắc đỏ, trời thu, đi bộ, đồng hành, đề án, 641, thể lực, tầm vóc, người Việt
Ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Tổng Giám đốc VietJetAir (bìa phải, đeo kính), đơn vị tài trợ chính chương trình, cùng các lãnh đạo tổng cục TDTT dẫn đầu đoàn đi bộ diễu hành
sắc đỏ, trời thu, đi bộ, đồng hành, đề án, 641, thể lực, tầm vóc, người Việt
Nụ cười của người đẹp sinh viên tình nguyện tham gia hoạt động vì cộng đồng
sắc đỏ, trời thu, đi bộ, đồng hành, đề án, 641, thể lực, tầm vóc, người Việt
Đi bộ & gắn kết để thay đổi nhận thức để xây dựng người Việt mới toàn diện cả về  - trí - thể - mỹ
sắc đỏ, trời thu, đi bộ, đồng hành, đề án, 641, thể lực, tầm vóc, người Việt
Lần lượt đi qua các tuyến phố chính quanh Hồ Hoàn Kiếm, đoàn diễu hành như một ngọn lửa, len vào ý thức của người dân Thủ đô, thắp sáng con đường về sự thay đổi thể chất và tầm vóc Việt
sắc đỏ, trời thu, đi bộ, đồng hành, đề án, 641, thể lực, tầm vóc, người Việt
Màu áo của đoàn diễu hành với hai sắc đỏ - vàng như màu cờ tổ quốc, rất có ý nghĩa với cuộc vận động toàn dân cùng quan tâm tới việc nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam
sắc đỏ, trời thu, đi bộ, đồng hành, đề án, 641, thể lực, tầm vóc, người Việt
Sau sự kiện tại Hà Nội, hoạt động này sẽ được tiến hành tại 2 thành phố lớn là TP.HCM, Đà Nẵng và nhân rộng ra toàn quốc nhằm tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức, làm thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam.
Nguồn: http://vietnamnet.vn

Giáo viên dạy giỏi - Góc nhìn người trong cuộc

(GD&TĐ) - Trong nghề dạy học ai cũng mong muốn mình sẽ là một giáo viên giỏi. Lắng nghe những suy nghĩ, tâm tư của những người trong cuộc để thấy được các góc nhìn của học sinh, phụ huynh về người thầy cũng như những mong muốn xã hội đang đặt ra đối với người giáo viên. 
Nghề giáo khó hơn tôi tưởng
Cô giáo Nguyễn Thị Thư Hòa – CĐ Sư phạm Hà Nội đã nói lên cảm nhận này khi bước vào nghiệp giáo. 
Tôi đến với nghề giáo đầy nhiệt huyết cùng mong muốn truyền đạt lại kiến thức mà tôi đã được học của các thầy cô trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, nghề giáo khó hơn tôi tưởng dù rất tự tin ở mặt kiến thức chuyên môn của bản thân.
Tôi vẫn nhớ, thời gian đầu khi mới bước vào giảng dạy, có những bài giảng tôi rất tâm huyết, đầu tư nhiều vào giáo án, kiến thức từ ở nhà để truyền đạt cho sinh viên. Nhưng sau những phút say sưa giảng ở trên bảng, tôi hỏi lại học sinh của mình có tiếp thu được không thì phần lớn các em đều lắc đầu không hiểu và ngỡ như tôi đang “tung chưởng”.
Tôi giật mình, băn khoăn vì sao tôi đã đầu tư rất kĩ kiến thức cho bài giảng như vậy mà các em lại không hiểu. Vì kiến thức quá nhiều, quá cao siêu hay vì phương pháp truyền đạt chưa tốt? Tôi đã suy nghĩ nghiêm khắc lại cách dạy của mình.
Kinh nghiệm rút ra là, kiến thức chuyên môn vững vô cùng cần thiết tuy nhiên cách truyền đạt ra sao tới học sinh, làm sao để học sinh dễ hiểu trong một khoảng thời gian ngắn nhất, hứng thú với giờ học mới là điều quan trọng. Nếu giáo viên chỉ say sưa “làm xiếc” với kiến thức mình, nhưng học sinh không hiểu, kiến thức không trở thành của học trò… thì đó là sự thất bại của giáo viên. 
Giáo viên giỏi không chưa đủ
Giáo viên cần biết khơi gợi điểm mạnh của học sinh.
Thân Thị Nhung – Sinh viên năm thứ 2, trường ĐH Lao động - Xã hội nói: Em mong muốn được học thầy cô giáo giỏi về kiến thức nhưng cũng tâm lý với học trò. Thầy cô nào có sự hài hước, vui tính trong giờ dạy chúng em cũng cảm nhận được sự gần gũi và bớt phần căng thẳng trong các tiết học. 
Em cho rằng, một giáo viên giỏi cần có được kỹ năng giao tiếp hiệu quả, hiểu được lúc nào cần thay đổi cách giao tiếp để đảm bảo học sinh có thể nắm bắt được kiến thức. Một giáo viên giỏi cũng sẵn sàng cho phép học sinh đặt câu hỏi và trả lời, đồng thời giúp cho học sinh khác hiểu được vấn đề… 
Với Lê Phương Anh – Sinh viên Học viện Quản lý giáo dục lại cho rằng: Một giáo viên giỏi đồng nghĩa với vững chuyên môn, có phương pháp dạy phù hợp với học sinh để tạo ra hứng thú học tập trong từng tiết học. Em cũng mong các thầy cô giáo hãy biết cách khơi gợi những điểm mạnh, phát huy khả năng của học trò, tạo cơ hội để khả năng ấy được phát triển. Các thầy cô cũng tạo ra những khoảng cách quá lớn khiến học trò sợ mà không dám chia sẻ. 
Sợ phải chạy theo cô giỏi
Đó là suy nghĩ của Chị Lê Thanh Bình – Phụ huynh học sinh ở Chùa Bộc – Đống Đa (Hà Nội). Chị cho biết: “Năm đầu tiên con gái tôi đi học. Nghe theo bạn bè tôi cố công xin cho con vào học lớp chọn và có cô giáo giỏi chủ nhiệm.
Thế nhưng khi con học hết lớp 1 thì tôi đã nhận thấy sự sai lầm của mình khi cố gửi con vào lớp học này. Lớp học gần 60 cháu vì vậy cô giáo dù có giỏi cũng không thể quan tâm hết đến từng học sinh trong lớp. Chính vì vậy, con tôi tính cách vốn không bạo dạn, tự tin thì sau một năm học vẫn không cải thiện được chút nào.
Như vậy cô giáo giỏi chưa chắc đã làm nên học sinh giỏi. Cùng đó, khi vào học lớp chọn của trường, con tôi có cảm giác bị ngợp và gặp sức ép lớn khi luôn học hành với tâm trạng lo lắng cuối năm có thể bị loại khỏi lớp (Lớp chọn này cứ cuối năm lại loại ra những học sinh có kết quả học tập thấp nhất và thêm vào những học sinh giỏi).
Sang năm học lớp hai, tôi đã rút con ra khỏi lớp này dù kết quả đủ ở lại. Tôi nhận thấy, dường như cháu học tập với tinh thần vui vẻ hơn, không cảm thấy áp lực nhiều nên kết quả học tập cũng tốt hơn. Điều đáng nói, cô giáo mới của con tôi dù không nằm trong “top” tin đồn giáo viên giỏi nhất trong trường song với cách tiếp cận gần gũi, phương  pháp phù hợp đã khiến cháu rất hứng thú với học tập…
 “Nếu cho tôi con cá và tôi sẽ có cá ăn trong một ngày, nếu dạy tôi cách câu cá, tôi sẽ có cá ăn suốt đời”. Đây chính là triết lý dành cho một người thầy giỏi. Người thầy cần kiên nhẫn và dễ mến, linh hoạt và uyên bác; có khả năng chịu đựng, thoáng trong tư duy và có khả năng hài hước. Nhiệt tình và thích thú giảng dạy; là người chân thật, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo; có khả năng tổ chức, khiêm tốn, nguyên tắc và hữu ích.
 
Theo sách “Điều gì tạo nên một giáo viên giỏi?” của UNESCO xuất bản. 

Nguồn: http://giaoducthoidai.vn/

Vịnh Hạ Long vào top 10 đường bờ biển ấn tượng nhất hành tinh

Từ những vịnh biển huyền diệu ở Đông Nam Á tới những bờ biển đỏ rực ở Bắc Phi, tạp chí Huffington Post, Mỹ, ca ngợi Vịnh Hạ Long là một trong mười địa danh có đường bờ biển ấn tượng nhất hành tinh. 
1. Twelve Apostles, Australia 
1-1590-1380272802.jpg
Những cột đá sừng sững là điểm độc đáo thu hút của Twelve Apostles. 
Toàn bộ bờ biển Australia đều rất đẹp. Tuy nhiên, điểm dừng chân ấn tượng nhất là Twelve Apostle, nằm ở bờ biển Shipwreck, thuộc công viên quốc gia Victoria's Port Campell. Những cột đá tuyệt đẹp tạo nên cảnh quan độc đáo của Twelve Apostles, nằm rải rác trên bãi biển, đang có nguy cơ bị gió và sóng biển ăn mòn. Hãy nhanh chân đến đây và chiêm ngưỡng kỳ quan đá của thiên nhiên trước khi không còn cơ hội làm việc đó. 
2. Legzira, Maroc
2.jpg
Bãi biển Legzira nằm gần thành phố Sidi Ifni, phía tây nam Marốc. 
Legzira nổi tiếng với những cổng đá tự nhiên khổng lồ màu đỏ rực trên bãi biển. Vẻ đẹp độc đáo của Legzira đang ngày càng thu hút du khách trên thế giới đến với miền tây nam đất nước Marốc. 
3. Cap Blanc, Mauritania 
3_1380273568.jpg
Bờ biển trên đảo Cap Blanc, Mauritania. 
Nằm trên ranh giới giữa chí tuyến Bắc và Đại Tây Dương, bán đảo Cap Blanc thu hút các nhà thám hiểm từ hàng trăm năm trước và nay trở thành điểm đến lý tưởng cho những du khách tìm kiếm sự hoang dã. Đường bờ biển Cap Blanc là nơi cư trú cho nhiều loài mòng biển quý hiếm. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những vách đá và bãi cát đẹp "siêu thực". 
4. Los Gigantes, Tây Ban Nha 
4.jpg
Los Gigantes với làng mạc, núi đá và bờ biển.
Cách Cap Blanc không xa, du khách có thể tạt vào thị trấn nghỉ dưỡng Los Gigantes ở quần đảo Canary, Tây Ban Nha để chiêm ngưỡng một trong những bãi biển ấn tượng nhất hành tinh. Bên cạnh các vách đá độc đáo, nước biển trong xanh và bãi cát đen kỳ lạ trên bờ biển, làng mạc trên núi là những điểm khiến Los Gigantes được bình chọn vào danh sách này. 
5. Vách đá Moher, Ireland
5.jpg
Mặc dù không phải là vách đá lớn nhất trong danh sách, Moher của Ireland vẫn luôn nổi tiếng bởi nhiều lý do. Nơi đây là nhà của vô số loài chim, các hang động dưới nước và những tạo hình đơn giản mà kỳ vĩ của tự nhiên. Vách đá này tạo nên đường bờ biển "màu xanh" tuyệt đẹp.

Tết còn xa, mai, đào đã đua nhau nở

(Dân trí) - Mặc dù còn hơn 4 tháng nữa mới đến Tết nguyên đán, nhưng mai, đào đã “vội vàng” khoe sắc ở phố núi Pleiku, Gia Lai.

Từ 1 tháng này, một số cây đào ở công ty thủy điện Ialy (trên đường Phạm Văn Đồng, TP Pleiku) và cây đào của một gia đình trên đường Lê Quý Đôn (TP Pleiku) đã bung nở.
Tết còn xa, mai, đào đã đua nhau nở


Đến nay, một số cây đào “vội” nở này đã kết trái thì đến lượt cây mai ở trước nhà 09 Lê Thánh Tôn (TP Pleiku) cũng nở bung cánh hoa. Thời tiết ở Gia Lai những ngày qua chỉ toàn mưa bão chứ chưa hề có tiết trời lạnh giá của mùa đông hay nắng ấm.
Cây mai trên đường Lê Thánh Tôn nở hoa.

Cây mai trên đường Lê Thánh Tôn nở hoa.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Đạp xe hưởng ứng Ngày du lịch thế giới

TTO - Sáng 27-9, hàng trăm sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thủ đô Hà Nội đã đạp xe hưởng ứng Ngày du lịch thế giới (27-9).
Các tình nguyện viên đạp xe hưởng ứng Ngày du lịch thế giới - Ảnh: Quang Thế 
Ngay từ sáng sớm, các bạn sinh viên đã tập trung tại Bảo tàng Lịch sử, sau đó chia làm 3 nhóm khác nhau đi qua nhiều tuyến đường của Hà Nội. Chương trình kết thúc lúc 11g tại Nhà hát lớn.
“Mình thấy chương trình rất bổ ích vì giúp nâng cao nhận thức cho mỗi cá nhân và đặc biệt là giới trẻ hiểu biết hơn về các giá trị văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị trên khắp thế giới. Qua đó hiểu hơn về vai trò của du lịch trong nước cũng như du lịch trong cộng đồng quốc tế” - Lê Thị Thanh Nhàn (21 tuổi, sinh viên) chia sẻ.
Chương trình do Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) tổ chức. Trước đó vào ngày 26-9, Tổng cục Du lịch đã tổ chức trình diễn nhạc dân tộc, thông báo về tình hình du lịch trong nước và thế giới…