Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Văn hóa giao thông

Những năm gần đây, an toàn giao thông trở thành một vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Mỗi ngày, hàng trăm các vụ tai nạn giao thông được thống kê trên khắp cả nước. Có thể dễ dàng thấy, người dân Việt Nam chúng ta nói chung chưa có văn hóa giao thông, từ đó dẫn đến việc các vụ tai nạn giao thông xuất hiện ngày càng nhiều. Vậy, chúng ta cần phải làm gì để có thể nâng cao văn hóa giao thông, cải thiện tình hình hiện nay ?
Theo thống  kê, chỉ riêng trong năm 2013, cả nước xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông – một con số khủng khiếp. Mỗi ngày trôi qua, có biết bao tính mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông ? Không chỉ vậy,tình trạng tắc nghẽn giao thông vào các giờ cao điểm vẫn thường xuyên xảy ra mà không được khắc phục. Hình ảnh các phương tiện giao thông chen lẫn, tiếng còi xe hỗn loạn đã trở nên quen thuộc đối với giao thông Việt Nam. Hơn thế nữa, khi tham gia giao thông, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một người đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm, hay chỉ đội mũ mà không cài quai, hay phóng xe với tốc độ cao rồi bốc đầu ngay trên đường đông người.
Tất cá các hiện tượng trên xảy ra do người tham gia giao thông ở nước ta ý thức còn kém, chưa có văn hóa giao thông. Ở đây, văn hóa giao thông có thể hiểu là những hành vi tôn trọng luật khi tham gia giao thông, tôn trọng  mọi người xung quanh,  góp phần giúp việc tham gia giao thông trở nên an toàn và dễ dàng hơn.  Những việc làm thể hiên văn hóa giao thông, ví dụ như: đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không nói chuyện điện thoại khi tham giao thông, không  bấm còi quá nhiều khi tham gia giao thông, không chạy sai làn đường, tuân thủ các đèn giao thông,… tuy nhỏ nhưng có thể góp phần thay đổi thực trạng giao thông đang vô cùng tệ ở nước ta. Quay trở lại vấn đề tắc nghẽn giao thông ở trên, nếu mỗi người có ý thức thêm một tí, nhường nhịn nhau, không chen lấn thì việc tham gia giao thông sẽ trở nên dễ dàng rất nhiều, không còn tình trạng tắc nghẽn nữa.
Hiểu được tầm quan trọng của văn hóa giao thông như vậy, chúng ta cần phải có những hành động gì ? Trước hết,  bản thân mỗi chúng ta cần nhận thức được rõ mỗi người cần phải có ý thức,  văn hóa mỗi khi đi giao thông. Chúng ta cần phải nhận thức được rằng nếu mỗi người chỉ cần có ý thức hơn một  chút thì đường phố sẽ trở nên thông thoáng hơn rất nhiều, việc giao thông cũng sẽ dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, nhà trường  cùng gia đình cần phải phối hợp để làm gương, khuyến khích, giúp đỡ trong việc chấp hành các luật khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần phải thặt chặt trong việc quản lí giao thông, có cái hình phạt thích đáng với mỗi lượt vi phạm, lấy đó làm răn đe cho người khác.
Nói tóm lại,  văn hóa giao thông đang trở thành một vấn đề quan trong trong cuộc sống hàng ngày. Vì sự phát triển của đất nước, mỗi người trong chúng ta cần phải cố gắng thay đổi mỗi ngày, góp phần giúp giao thông nước nhà ngày càng trở nên hiện đại hơn trong mắt bạn bè quốc tế.


Hiện tượng nói tục chửi bậy trong giới trẻ hiện nay

“ Lời nói gói vàng”, từ xưa ông cha ta đã có rất nhiều lời răn dạy về việc nói năng. Nhưng hiện nay, các bạn trẻ dường như đã quên những lời dạy đó. Nói túc chửi bậy vì đó đã trở thành một vấn đề nan giải, khó bỏ trong giới trẻ hiện nay.
Trước hết, ta cần phải hiểu, nói tục chửi bậy là gì ? Nói tục chửi bậy là khi nói có sử dụng những từ ngữ không trong sang đệm vào câu nói, những từ ngữ thô tục hay những từ ngữ có hàm ý lăng mạ người nói . Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp hiện tượng nói tục chửi bậy ở khắp mọi nơi. Chỉ cần lắng nghe một nhóm bạn trẻ nói chuyện hay vài phút lướt qua những “ comment” trên mạng, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng nói tục chửi bậy phổ biến mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Dù có thể chỉ là cuộc nói chuyện bạn bè thường ngày với nhau, ta cũng có thể bắt gặp rất nhiều những câu nói tục tĩu được đế thêm vào.  Rồi đến khi cãi nhau hay xảy ra tranh chấp các bạn trẻ cũng chêm xem rất nhiều từ ngữ thô tục, hòng dọa nát lẫn nhau hay chỉ là lấy uy.  Các bạn nói bậy trong trường,trong lớp, ở ngoài đường, ở cả những nơi công cộng đông người. Không chỉ có vậy, những dòng nói tục chửi bậy rất phổ biến trong các cuộc nói chuyện trên mạng giữa các bạn trẻ. Có thể các bạn vẫn cho rằng  “lời nói gió bay” ,các bạn nói tục chửi bậy trong cuộc sống sinh hoạt hang ngày đã đành nhưng ở đây lại là những cuộc trò chuyện trên mạng . Dù cho đó là những câu chuyện phiếm nhưng sẽ được lưu lại và nhiều người khác có thể đọc được. Để rồi sau này khi vào đời, khi những người khác tìm đọc lại được những dòng như vậy thì chính bạn sẽ là người bị ảnh hưởng đầu tiên. Một hiện tượng rất đáng chú ý hơn là nói tục chửi bậy không chỉ xuất hiện ở những bạn học sinh, sinh viên hư hỏng, ngỗ nghịch, lười học mà còn xuất hiện ở những bạn học khá, giỏi thậm chí là những gương mặt học sinh, sinh viên tiêu biểu. Sự xuất hiện thường xuyên, phổ biến của việc nói tục chửi bậy đã khiến hiện tượng này trở nên đáng báo động trong giới học sinh, sinh viên. Những từ ngữ đệm không có văn hoá đã trở thành thói quên của không ít bạn và những cách nói như vậy thâm chí còn được cho là bình thường.
Tuy nhiên, ít người lại để ý đến những tác hại to lớn của việc nói túc chửi bậy ? . Đầu tiên việc nói tục chửi bậy sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách. Một số bạn cho rằng nói tục chửi bậy đôi khi là cách thể hiện sự thân mật,một cách tốt để xả stress. Nhưng nếu hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm bạn sử dụng thường xuyên, liên tục những từ ngữ không trong sang thì đến lúc nào đó những từ ngữ ấy sẽ ngám sâu vào máu thịt các bạn, không thể bỏ được. Và hậu quả tai hai có thể là bạn sẽ trở thành một người ăn nói thô thiển, thiếu văn hoá. Không chỉ vậy, một người nói tục chửi bậy sẽ trở thành một tấm gương xấu cho những người khác.Giới trẻ vốn là những người thích học hỏi cái mới, dù chưa biết là đúng hay là sai, nên hay không nên. Vì thế khi một người sử dụng,chêm xen những từ ngữ không hay nhưng mới lạ các bạn khác sẽ nhanh chóng bắt chước theo. Thật tai hại khi cái xấu được lan truyền nhanh. Không chỉ có vậy,giới trẻ sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước, hãy tưởng tượng hình ảnh nước VIệt Nam ta sẽ như thế nào nếu một ngày kia nước ta chỉ toàn những người nói tục chửi bậy.
Vậy nguyên nhân do đâu mà nói túc chửi bậy đã ngày càng trở nên phổ biến như vậy. Nguyên nhân đầu tiên là do chịu ảnh hưởng của những tấm gương xấu hoặc là sự bắt chước vô thức những câu nói tục của người khác. Một nguyên nhân khác là do chưa có sự quan tâm giáo dục của nhà trường. Các bạn trẻ thường nói tục chửi bậy khi không có mặt phụ huynh hoặc các thầy cô giáo nên nhiều khi các bậc phụ huynh,các thầy cô giáo chưa biết để uốn nắn con mình,học trò mình. Có một số gia đình bố mẹ mải làm ăn nên không chú ý dạy dỗ con cái.Cá biệt có bậc phụ huynh có thói quen nói tục chửi bậy trở thành tấm gương xấu cho con cái. Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả là do ý thức chua tốt của chính các bạn học sinh, sinh viên chưa biết gọt giũa, rèn luyện bản thân mình, chỉ học hỏi những điều hay,gạt bỏ những cái dở
Chúng ta cần có những biện pháp tích cực để hạn chế và dần xoá bỏ hiện tượng nói tục chửi bậy. Mọi người cần tiếp tục lên án, phê bình việc nói tục chủi bậy. Dư luận vốn có sức mạnh rất lớn trong việc bài trừ cái xấu. Nhà trường cũng nên phát động một số phong trào như :nói lời hay, ý đẹp,mở những cuộc thảo luôn về việc nói tuc chửi bậy, về việc giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt để từ đó các bạn trẻ có ý thức đúng đắn về hiện tượng nói tục chửi bậy. Bên cạnh đó, mỗi học sinh, sinh viên phải tự trau dồi, tu dương rèn luyện bản thân, đặc biệt trong lời nói để hoàn thiện bản thân nghĩa là không chỉ “học ăn” mà còn “học nói”. Là một học sinh tôi đã cố gắng hạn chế việc nói tục chửi bậy và nhắc nhở các bạn của mình phải giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt. Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc. Nếu mọi người ý thức dược điều này và cố gắng trau dồi,rèn luyện lời nói của mình thì sẽ góp phần giữ gìn và phát huy vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Nam.

Nói tóm lại, nói tục chửi bậy là một hành vi xấu, cần phải loại trừ tận gốc. Mỗi người cần phải tự ý thức được tác hại của hành vị này, qua đo cố gắng loại trừ, góp phần phát triển một đất nước Việt Nam lành mạnh, phát triển. 

Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT: Phản ánh những giá trị thật

Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT: Phản ánh những giá trị thật
Chỉ còn 2 ngày nữa học sinh khối 12 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Có lẽ phải từ rất lâu rồi kỳ thi quan trọng này mới không lại là “gánh nặng” đối với các thí sinh, nhà trường và cả gia đình các em như với kỳ thi năm nay.
Chính những cải tiến trong thi tốt nghiệp THPT đã giúp các học sinh và thầy cô giáo thêm thoải mái, tự tin khi chuẩn bị cho kỳ thi sắp diễn ra.
Không chỉ giúp giảm đáng kể áp lực về tâm lý, những đổi mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay còn mang nhiều ý nghĩa ưu việt khi nó tiến tới phản ảnh những giá trị thật của một trong hai kỳ thi vốn được coi là quan trọng nhất với cuộc đời của mỗi học sinh nhưng lại vẫn luôn tồn tại những ý kiến trái chiều và đầy nghi hoặc.
Với việc giảm tải từ 6 xuống còn 4 môn thi, trong đó có 2 môn tự chọn (trong số 6 môn là: Vật lý, Hóa học, Sinh vật, Ngoại ngữ, Địa lý, Lịch sử) và 2 môn bắt buộc (Văn, Toán). 
Như vậy mỗi thí sinh dự thi có thể được thi đầy đủ cả 3 môn trong khối thi đại học của mình và chỉ còn phải học thêm 1 môn để thi tốt nghiệp.
Ngay những em cả môn lựa chọn với môn bắt buộc cũng chỉ chiếm 2 trong số 3 môn thi đại học, thì với lợi thế được lựa chọn môn thi các em cũng sẽ chọn môn mà mình có sở trường nhất để thử sức trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.
Được lựa chọn môn thi thực sự là một điều kiện rất ưu việt mang lại nhiều lợi thế cho học sinh và khiến kỳ thi nặng nề bỗng trở nên “vừa sức” với các em hơn, nên hầu hết các thí sinh đều tỏ ra khá thoải mái trước kỳ thi.
“Em thi đại học khối A nên cùng với môn Toán bắt buộc em chọn 2 môn thi tốt nghiệp là Lý và Hóa. Môn Văn thì chúng em bắt đầu ôn từ đầu học kỳ II rồi nên em rất thoải mái và tự tin với kỳ thi tốt nghiệp năm nay”.
Nguyễn Anh Tuấn - học sinh lớp 12A Trường THPT Việt Trì phấn khởi cho chúng tôi biết trong ngày bế giảng của năm học.
Cô giáo Nguyễn Thị Việt Lâm - Phó hiệu trưởng Trường THPT Việt Trì - cũng khẳng định: Học 6 môn thì khó nói trước, chứ với 4 môn mà theo xu thế hầu hết các em đều chọn tới 3 môn thuộc sở trường (là những môn thi thuộc khối thi đại học), thì kỳ thi tốt nghiệp năm nay sẽ phản ánh một cách chính xác nhất trình độ của mỗi học sinh.
Như vậy, dù kết quả thi có như thế nào thì cộng với việc xét kết quả của cả năm học lớp 12 làm căn cứ tốt nghiệp cho học sinh, rõ ràng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ cho một kết quả thật nhất để phản ánh chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường.
Góp phần phản ánh thực chất chất lượng nên những cải tiến của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 cũng đã giúp bộc lộ những hạn chế của công tác giáo dục nói chung.
Thông qua việc lựa chọn môn thi tốt nghiệp đã cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các môn học trong nhà trường hiện nay. Trong số 6 môn thi thuộc diện lựa chọn, ngoài hai môn Hóa và Lý được lựa chọn nhiều bởi ưu thế vượt trội của số thí sinh tham gia thi vào các ngành thuộc khối A (thi Toán, Lý, Hóa) thì 2 môn Địa và Sinh cũng có tỷ lệ chọn rất cao bởi lý do là dễ học.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT và GDTX năm 2014 có tổng số 13.127 thí sinh tham gia dự thi, trong đó số thí sinh đăng ký thi môn Địa chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,8% thí sinh, tiếp theo là môn Hóa với 52,8% thí sinh; môn Lý có 35,7% thí sinh lựa chọn; môn Sinh có 31,3%; môn Sử 12,3% và môn Ngoại ngữ 12%.
Tưởng như trong xu hướng phát triển của thời đại khoa học công nghệ hiện nay sự chiếm ưu thế của các môn khoa học tự nhiên cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng điều đó sẽ khó để đảm bảo chất lượng giáo dục khi học sinh lựa chọn môn học, khối học không dựa trên trình độ, năng lực hay sở trường của mình mà lại dựa vào xu hướng phát triển của xã hội.
Trên thực tế không phải học sinh nào cũng phù hợp để theo đuổi các môn học tự nhiên vốn đòi hỏi kỹ năng tư duy logic và hệ thống cao. 
Kỳ thi đại học, cao đẳng năm nay Trường THPT Công nghiệp Việt Trì chỉ với 274 học sinh nhưng có đến 500 bộ hồ sơ thi Đại học. Đáng nói là trong đó chỉ có 23 hồ sơ đăng ký thi các trường thuộc khối C (thi Văn, Sử, Địa).
Về vấn đề này, thầy giáo Hiệu trưởng Bạch Văn Phong cũng phải thừa nhận: Trường chưa thực sự làm tốt công tác định hướng, tư vấn môn học, khối học cho học sinh ngay từ khi các em bước vào trường dẫn đến nhiều em lựa chọn các ngành học chưa phù hợp với trình độ và khả năng của bản thân, gây lãng phí công sức và tiền của của chính bản thân các em và gia đình, xã hội.
Cũng thông qua những cải tiến của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 này, những thế mạnh cũng như điểm yếu của các trường dường như đã được bộc lộ rất rõ rệt.
Theo thầy Ngô Tùng Lâm - Phó hiệu trưởng Trường THPT Thanh Sơn - thì hoạt động trên địa bàn huyện miền núi nên Trường Thanh Sơn có ưu thế giáo dục mũi nhọn ở các môn được đánh giá là dễ học như Sinh, Sử, Địa khi các môn này thường chiếm tới trên 59% tổng số giải từ các kỳ thi học sinh giỏi của nhà trường. 
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay ở THPT Thanh Sơn với 395 thí sinh dự thi, đã có tới 217 em chọn môn Địa, 216 em chọn thi Sinh và 62 em thi Sử.
Cùng ở Việt Trì, trong khi trường Công nghiệp Việt Trì chỉ có 77/274 em đăng ký thi Ngoại ngữ, Trường Nguyễn Tất Thành thậm chí không có học sinh nào đăng ký thi, nhưng với Trường THPT Việt Trì - nơi luôn dẫn đầu toàn tỉnh về kết quả thi học sinh giỏi môn tiếng Anh, lại có đến 204/440 học sinh đăng ký Ngoại ngữ là môn tự chọn.
Nhưng xét trên tổng thể, kết quả chỉ có 12% thí sinh trong toàn tỉnh đăng ký thi môn tiếng Anh – một trong những môn học chính, được bắt đầu từ chương trình THCS, đã phần nào phản ánh thực tế đào tạo Ngoại ngữ chưa bao giờ là thế mạnh của một tỉnh miền núi như Phú Thọ.
Bao lâu nay, những kỳ thi tốt nghiệp có tỷ lệ đỗ gần như tuyệt đối đã khiến nhiều người nghĩ rằng: Nếu cứ thi là đỗ thì kỳ thi tốt nghiệp THPT không thật sự cần thiết nữa và nên chăng bỏ kỳ thi này cũng như các kỳ thi tốt nghiệp TH và THCS đã bỏ trước đó để tiết kiệm chi phí thi cử.
Hy vọng những cải tiến về thi tốt nghiệp THPT được áp dụng cho kỳ thi 2014 này tuy chưa tác động nhiều đến chất lượng, nhưng ít nhất nó cũng phản ánh được những giá trị thật của kỳ thi cũng như kết quả công tác giáo dục nói chung.
Nguồn: http://giaoducthoidai.vn/
Nhận xét cá nhân: Đây là những tiến bộ đáng kể trong kì thì tốt nghiệp, giúp đánh giá toàn diên hơn.

Quên tiếng Việt khi học trường quốc tế

TT - Một cô giáo dạy văn kể đang kèm tiếng Việt cho một học sinh người Việt học THCS một trường quốc tế.
Ở Việt Nam từ lúc lọt lòng, đến nay đã 13 tuổi, đang học lớp 7 nhưng cậu học trò này không thể viết những câu tiếng Việt đơn giản nhất, không phân biệt được chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
Để nâng cao kỹ năng tiếng Việt cho cậu học sinh lớp 7 này, cô giáo đến nhà cho em đọc truyện thiếu nhi và giúp em đọc những từ khó trong truyện. “Đọc cũng là một cách học - cô giáo kể - Có những từ khó trong truyện em chưa đọc được như từ “chuyển”, “miễn”, “hữu”… tôi phải đọc cho em đọc theo và cố gắng lắm em mới đọc được”.
Ngoài ra, cứ hai tuần một lần cô giáo đến nhà trò chuyện giao tiếp với em bằng tiếng Việt, hướng dẫn em cách viết những câu tiếng Việt đơn giản nhất, phân biệt chủ ngữ - vị ngữ trong một câu, kể cả cách phát âm các từ khó. Kèm như thế được ba tháng, cô giáo bảo học trò chịu khó tiếp thu. Tuy chậm nhưng kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của em cũng được cải thiện chút ít.
Đây là học trò thứ hai cô giáo này nhận kèm cặp tiếng Việt. Năm trước, cô cũng kèm tiếng Việt cho một học trò người Việt học lớp 10 một trường quốc tế. Kỹ năng tiếng Việt của cậu này, theo cô giáo nhận định, là “tệ hơn học trò lớp 7 đang dạy”. Nhưng chỉ dạy được vài tuần là cô giáo... bó tay vì học trò không hợp tác trong việc học. “Đã quen sử dụng tiếng Anh nên việc học tiếng Việt với em là một cực hình. Như một vòng luẩn quẩn, quen sử dụng tiếng Anh, không quen dùng tiếng Việt nên em lười học và trình độ tiếng mẹ đẻ chỉ ngang bằng với học trò mẫu giáo” - cô giáo kể.
Cả hai trường hợp cô giáo được phụ huynh mời đến nhà dạy kèm tiếng Việt đều học trường quốc tế từ mẫu giáo. Ở trường hầu như các em nói tiếng Anh với bạn bè, thầy cô trong những buổi học ở lớp, hoạt động ngoại khóa. Về nhà, cha mẹ quá bận rộn ít nói chuyện tiếng Việt với con nên các bạn “quên” tiếng mẹ đẻ của mình. Tiếp xúc với học sinh, cô giáo nhận định do yếu tiếng Việt nên kiến thức xã hội, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán… Việt của các bạn bị hạn chế rất nhiều.
Thông thường tâm lý phụ huynh cho con đi học trường quốc tế là để chuẩn bị nền tảng cho con đi du học sau này. Vốn tiếng Anh thật tốt là chìa khóa, nền tảng để tiếp cận tri thức từ những nền giáo dục tiên tiến. Có điều khi thế giới phẳng đi, ranh giới giữa các quốc gia đôi khi được đo bằng ngôn ngữ, văn hóa và bản sắc của dân tộc đó. Trong trường hợp ấy, người trẻ sẽ thể hiện bản sắc dân tộc mình như thế nào khi không nói được tiếng mẹ đẻ?
Nguồn: http://tuoitre.vn/
Nhận xét cá nhân: Đây thực sự là một hiện tượng đáng buồn hiện nay, khi nhiều gia đình cho con chạy theo học ngoại ngũ mà dần quên đi tầm quan trọng của chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. 

Lập lờ bảo hiểm xe máy

Bảo hiểm xe máy đua nhau xuống đường với giá vô cùng rẻ khiến không ít người mua bị nhầm lẫn

Thời gian gần đây, chỉ cần bước chân ra đường là thấy ngay những tấm bảng quảng cáo bảo hiểm xe máy (BHXM) với giá rất rẻ, từ 10.000 - 20.000 đồng/2 năm. Nhiều người vì ham rẻ hoặc vì tiện đường đã mua loại bảo hiểm này như một “lá bùa” lận lưng mỗi khi bị CSGT tuýt còi.
Người bán lập lờ
Chị Lan Hương ở quận Bình Tân, TP HCM kể sau một lần bị CSGT thổi phạt vì vượt đèn đỏ và thiếu giấy chứng nhận BHXM, chị tấp ngay vào lề đường để mua BHXM với giá chỉ 20.000 đồng cho 2 năm sử dụng. Không chỉ mua cho mình, chị còn mua 4 phiếu nữa cho người thân trong gia đình nhưng lại không đọc kỹ các điều khoản ghi trên phiếu.
Khi về nhà, chị Hương mới biết đây chỉ là bảo hiểm tự nguyện cho người ngồi sau, không liên quan đến loại giấy mà CSGT yêu cầu. Chưa hết, người bán còn đề nghị chị đem phiếu về tự điền các thông tin cần thiết thay vì viết tại chỗ để bên bán lưu vào hồ sơ.
Một điểm bán bảo hiểm xe máy trên lề đường Khánh Hội, quận 4, TP HCM Ảnh: HỒNG THÚY
Một điểm bán bảo hiểm xe máy trên lề đường Khánh Hội, quận 4, TP HCM Ảnh: HỒNG THÚY
Không riêng gì chị Hương mà rất nhiều người tham gia giao thông khác cũng lầm tưởng phiếu bảo hiểmtự nguyện do người bán trên lề đường đưa ra là sản phẩm BHXM bắt buộc. Đến khi người mua hỏi kỹ, họ mới giới thiệu chi tiết về từng loại bảo hiểm. Kiểu “đánh lận con đen” khiến rất nhiều người mua bảo hiểm tự nguyện nhưng cứ nghĩ đó là BHXM bắt buộc, đến khi bị CSGT thổi phạt thì đã muộn.
Theo quy định, BHXM có 2 phần. Trong đó, phần 1 thuộc trách nhiệm dân sự (bắt buộc phải mua) với giá quy định là 66.000 đồng/năm. Phần trách nhiệm dân sự bắt buộc phải mua để đền bù thiệt hại cho người mà chủ xe gây ra. Phần 2 là bảo hiểm tự nguyện dành cho người thứ 3, tức là người ngồi trên xe, tương tự các loại bảo hiểm khác như: bảo hiểm vật chất xe, cháy nổ… có giá bán 10.000 đồng/năm và chỉ đền bù thiệt hại cho chủ xe và người đi cùng khi xảy ra tai nạn. Pháp luật quy định chủ xe phải mua bảo hiểm bắt buộc rồi mới được mua tiếp bảo hiểm tự nguyện.
Người mua phải đọc kỹ
Việc bán rong BHXM trên đường phố đã được báo chí phản ánh nhiều lần, đồng thời cơ quan chức năng cũng đã lên tiếng nhưng các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm vẫn một mực phủ nhận đó không phải là chủ trương của họ và đổ hết cho các đại lý cấp dưới. Song, họ lại không có biện pháp nào khắc phục, trong khi các điểm bán mọc lên ngày một nhiều làm cho không ít người đi đường lầm tưởng mà mua nhầm.
Một chuyên gia trong ngành khuyên người mua bảo hiểm phải nghiên cứu kỹ các điều khoản ghi trong giấy chứng nhận. Người bán cũng phải ghi rõ thông tin trên phiếu bảo hiểm lẫn biên lai để người mua đối chiếu với công ty bảo hiểm một khi có tai nạn xảy ra. Nếu người mua tự ý ghi các thông tin trên phiếu, không trùng khớp với nội dung người bán đã ghi trong hồ sơ lưu, khách hàng sẽ là người thiệt thòi đầu tiên vì công ty bảo hiểm sẽ từ chối thực hiện nghĩa vụ.
“Tốt nhất người mua bảo hiểm phải đến những điểm bán được ủy quyền trực tiếp của các công ty bảo hiểm để giao dịch và điền đầy đủ thông tin yêu cầu thay vì mua dọc đường vì tiện lợi hoặc để đối phó với CSGT sẽ rất dễ tiền mất tật mang” - chuyên gia này lưu ý.
Phớt lờ quy định
Lãnh đạo một công ty bảo hiểm ở TP HCM cho biết bảo hiểm ô tô chỉ được bán theo từng năm. Nếu đơn vị bán bảo hiểm cho khách hàng nhiều hơn 1 năm, kể cả tách ra thành nhiều giấy chứng nhận hay ưu đãi mua 1 năm tặng 1 năm đều không đúng.
Tuy nhiên, theo ghi nhận, vẫn có nhiều công ty bảo hiểm phớt lờ quy định và công khai rao bán 2 năm cho khách hàng nhưng đến nay vẫn chưa đơn vị nào bị “thổi còi”.
Nguồn: http://nld.com.vn/
Nhận xét cá nhân: Bài viết cho thấy một mánh lừa mới trong việc mua bảo hiểm xe máy. Vì vậy, mỗi người cần phải cố gắng đến mua bảo hiểm xe máy ở những  nơi úy tìn, tránh ham rẻ mà mua phải đồ rởm.

Đuối lý về Biển Đông, Trung Quốc quay sang công kích Nhật Bản

“Bà đầm thép” Phó Oánh tìm cách lấp liếm các sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông bằng việc chuyển hướng sang Senkaku/Điếu Ngư.

Trước việc bị chỉ trích mạnh mẽ ngay từ phiên khai mạc Đối thoại Shangri-La về những hành động gây hấn của Trung Quốc với các nước láng giềng thời gian qua, nước này đã có những phát ngôn thể hiện những phản ứng tiêu cực, tìm cách đổ lỗi cho các nước khác, nhằm lấp liếm những hành động sai trái của Trung Quốc.
Quan chức cứng rắn Phó Oánh của Trung Quốc (ảnh: wordpress)
Quan chức cứng rắn Phó Oánh của Trung Quốc (ảnh: wordpress)
Trước việc bị chỉ trích mạnh mẽ về những hành động đơn phương, sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong tranh chấp chủ quyền, bà Phó Oánh, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, đại diện phía Trung Quốc tham dự Đối thoại không thể biện minh cho hành động sai trái của Trung Quốc, mà quay sang chỉ trích Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Còn tại cuộc gặp ngắn với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản bên lề Đối thoại Shangri-La, trước đề nghị của phía Nhật Bản về việc thiết lập cơ chế trên biển nhằm phòng ngừa xung đột, Phó Tổng tham mưu trưởng quân giải phóng nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung không những không chấp nhận, mà còn quay sang chỉ trích Nhật Bản là “sai lầm” và “vi phạm chuẩn tắc trong quan hệ quốc tế”. Tuy nhiên, đại diện phía Trung Quốc không đưa ra được lập luận nào khẳng định đối phương “vi phạm chuẩn tắc quốc tế”.
Trong khi đó, mạng Tân Hoa xã ngày 31/5 dẫn lời bà Phó Oánh một mặt lặp lại giọng điệu cũ khi cho rằng “căng thẳng ở Biển Đông gần đây là do hành động khiêu khích của một số nước”, mặt khác cũng thể hiện thái độ hoà dịu với Mỹ với việc bày tỏ mong muốn hợp tác với Mỹ chia sẻ lợi ích chung trong khu vực thông qua tăng cường hợp tác.
Còn mạng Nhân dân Nhật Báo thì thể hiện lo ngại quan điểm an ninh mới do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra tại Đối thoại Shangri-La (Abe Doctrine) sẽ làm lu mờ “quan điểm an ninh mới ở châu Á” do lãnh đạo Trung Quốc đưa ra tại Hội nghị cấp cao Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) vừa diễn ra tại Thượng Hải.
Một số tờ báo khác của Trung Quốc, như tờ Thời báo Hoàn Cầu, mạng Đại Công báo của Hồng Công cũng thể hiện rõ quan ngại: Trung Quốc sẽ là đối tượng chỉ trích của nhiều nước, đồng thời tiết lộ phía Trung Quốc đã dự báo trước được tình thế bất lợi này, nên đã cử lực lượng hùng hậu tham dự Đối thoại. Trung Quốc hy vọng tài ngụy biện của bà Phó Oánh và quan điểm cứng rắn của ông Vương Quán Trung sẽ có thể lấp liếm được những hành động sai trái của Trung Quốc, cụ thể là việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong thềm lục địa của Việt Nam./.
Nguồn: http://dantri.com.vn/
Nhận xét cá nhân: Bài viết cho thấy những hành vi nham hiểm của Trung Quốc trong tình hình hiện tại ở Biển Đông.

Giải khát mùa hè ở phố 'bia Tây' Tạ Hiện

Chọn cho mình một góc nhỏ trên phố Tạ Hiện, thưởng thức cốc bia tươi và ngắm nhìn dòng người qua lại là cách giải nhiệt mà nhiều khách nước ngoài lựa chọn khi đến Hà Nội những ngày này.
Dài khoảng 100 m nối liền từ Hàng Buồm đến Hàng Bạc, Tạ Hiện là một trong những con phố nổi tiếng bậc nhất ở trung tâm phố cổ. Không thoáng rộng, lộng gió như hồ Gươm hay hồ Tây nhưng con phố này thu hút một lượng lớn các bạn trẻ và khách du lịch nước ngoài mỗi khi chiều đến. Với quán xá và nhà cửa kề nhau san sát, người ta tìm đến con phố nhỏ này không phải để hít căng lồng ngực bầu gió mát, mà đôi khi chỉ đơn giản làm một ly bia giải khát và tán gẫu với bạn bè.
Ha-Noi-3887-1400222926.jpg
Phố Tạ Hiện vào giờ đông khách nhất.
Đặc sản của Tạ Hiện chính là bia, bởi đó là loại đồ uống được bán và tiêu thụ nhiều nhất ở con phố này. Khách đến phố dù vào bất cứ một hàng nào, từ quán xá vỉa hè đến các quán bar đều có thể tìm thấy các loại bia trong thực đơn như bia chai, bia tươi hoặc bia đen... Kèm theo đó là các loại đồ nhắm đi cùng như lạc luộc, nem chua, nem Phùng, khoai tây chiên, nem rán.
Điểm chung của các quán ở Tạ Hiện là bày trí đơn giản và phong cách phục vụ thân thiện. Những chiếc ghế gỗ hoặc nhựa con con kê ngoài vỉa hè vừa làm chỗ ngồi, vừa làm bàn tiện lợi. Khách đến có thể gọi một ly bia rồi ngồi nhâm nhi trò chuyện hàng giờ mà không sợ bị làm phiền. Trong bầu không khí thoải mái, vị mát lạnh của bia nhanh chóng xua đi cơn khát giữa tiết trời oi nóng, cùng với đồ nhắm ăn kèm giúp bạn có thể lai ra cả buổi.
Tuy là thức uống quen thuộc, có thể tìm thấy ở nhiều nơi nhưng khi ngồi thưởng thức bia ở Tạ Hiện, người ta lại cảm nhận được hương vị rất riêng của nó. Đó là hương vị cuộc sống khi chọn cho mình một chỗ ngồi ưng ý và ngắm nhìn những ngôi nhà cổ trong ánh chiều buông cùng dòng người nườm nượp qua lại mỗi ngày.
Bởi thế, dường như cái nóng bức, ngột ngạt càng khiến người ta tìm về con phố này nhiều hơn. Đôi khi bạn sẽ chẳng thể tìm được chỗ trống nếu đến đây vào những buổi cuối tuần. Các quán bia bắt đầu đông khách từ khoảng 17h, khi nắng dịu dần và ánh mặt trời đã khuất sau những tòa nhà cổ 2, 3 tầng khiến cả con phố ngập trong bóng mát. 
Khách đến Tạ Hiện phần đông là dân du lịch bụi đến từ nhiều nơi trên thế giới. Sau hàng giờ đi bộ khám phá từng con đường, góc phố trong khu phố cổ, dừng chân tại đây uống một ly bia giải khát là trải nghiệm khó có thể bỏ qua. Những người bạn mới, những câu chuyện về nơi đã đi qua khiến mỗi người ngồi đây như xích lại gần hơn. 
DSC-5850-JPG-5880-1400222926.jpg
Những vị khách thư thả uống bia và lai rai đồ nhắm.
Không chỉ có bia, Tạ Hiện còn chào đón du khách bằng các món ăn vặt đậm chất đường phố như bánh xèo, bún trộn, chim cút nướng... Với thực đơn phong phú và hương vị đặc trưng đất Hà Thành, có thể sẽ mất vài ba buổi chiều, một vị khách ưa trải nghiệm mới có thể thưởng thức hết các món ngon ở đây. Để rồi khi bóng nắng rút dần, thay vào đó là ánh đèn đường rực rỡ, họ lại lên đường và tìm cho mình những trải nghiệm và khám phá mới về Hà Nội.
Nguồn: Đây là một nét đẹp của Hà Nội, hấp dẫn các khách du lịch nhưng bên cạnh đó, việc các quán ăn chen chúc, lấn cả ra mặt đường cần phải được khắc phục, tránh gây nên bừa bãi trên đường đi.

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Những lưu ý quan trọng trước ngày thi tốt nghiệp

(GDVN) - 12 năm đèn sách sẽ được quyết định trong một vài giờ. Chính vì vậy, các thí sinh cần có sự chuẩn bị thật tốt, đặc biệt là thời điểm những ngày trước hôm thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 chỉ còn tính bằng ngày. Càng đến thời điểm cận kề ngày thi, các thí sinh cần phải có một chế độ sinh hoạt, ăn ngủ nghỉ khoa học, tránh trường hợp “dở khóc” có thể xảy ra đúng thời điểm thi. Sau đây, báo Điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ hướng dẫn các thí sinh và phụ huynh những lưu ý quan trọng trước và trong ngày quan trọng này.
Trước ngày thi gấp sách vở lại và thư giãn
Càng đến sát giờ thi, các thi sinh thường có tâm trạng lo lắng, hồi hộp thậm chí là sợ hãi. “Phải tranh thủ đọc càng nhiều càng tốt, nhớ thật nhiều không sẽ bỏ sót” là suy nghĩ thường có ở các sĩ tử trước giờ G. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, việc ôn tập là quá trình dài trước đó, không thể nhồi nhét trong 1, 2 ngày trước khi thi. 
Ảnh minh họa
Do đó, trước kỳ thi một ngày, các thí sinh nên gấp sách vở lại để nghỉ ngơi, thư giãn. Tâm lý thoải mái trước khi bước vào phòng thi sẽ giúp các em tự tin, vận dụng tối đa kiến thức đã học để làm bài.
Tránh thực phẩm khó tiêu và các món ăn lạ
Ăn gì trước khi bước vào phòng thì là điều không thể bỏ qua? Thí sinh nên giữ chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo các nhóm chất bột, chất xơ, chất đạm… để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.  
Ngoài ra, để tránh sự cố về tiêu hóa, đau bụng khi đang làm bài thi, phụ huynh cần lưu ý cho thí sinh tránh các món ăn lạ, loại thực phẩm khó tiêu và nhiều gia vị vì kích thích hệ tiêu hóa và hệ thần kinh thực vật gây khó chịu, ảnh hưởng đến việc làm bài thi. 
Ngủ sớm và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, dụng cụ mang theo
Đừng cố gắng nhồi nhét thêm gì vào đêm trước ngày thi, hãy dành thời gian để đi ngủ sớm và để cho bản thân được thư giãn, có một giấc ngủ thật ngon. Bên cạnh đó, thí sinh cần đặc biệt chú ý đến giấy tờ (chứng minh thư, giấy báo thi…) và dụng cụ phục vụ cho môn thi. Soạn sẵn những thứ cần phải mang theo và để trong cặp ngay tối hôm đó, tránh trường hợp sáng hôm sau đi vội vàng mà để sót lại. 
Đi đúng giờ
Thí sinh và phụ huynh cần cân đối thời gian để đến điểm thi đúng giờ quy định, đề phòng một số sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình đi lại như tắc đường, hỏng xe…
Không mang điện thoại vào phòng thi.
Mặc dù quy định này đã được nhắc nhở thường xuyên, nhưng kỳ thi nào cũng có những trường hợp bị kỷ luật do bị phát hiện mang điện thoại vào phòng. Thí sinh nên nhờ phụ huynh cầm hộ điện thoại hoặc tắt máy để trong cặp.
Khi làm bài thi
Trước khi bắt đầu đặt bút viết, hãy hít thở thật sâu để giữ bình tĩnh và đừng quên sử dụng giấy nháp trước khi làm. Không tự dưng mà tờ giấy nháp được phát cho thí sinh dự thi, giấy nháp sẽ giúp thí sinh tránh được việc gạch xóa, lỗi đáng tiếc khi làm bài.
Nhiều thí sinh cho biết, trước khi vào phòng thi rất tự tin, nhưng khi gặp bài khó thì hoang mang, tay run lên. Để tránh trường hợp này, chuyên gia tâm lý khuyên thí sinh nên lựa chọn câu dễ làm trước, câu khó từ từ giải quyết sau. Như vậy, thí sinh sẽ an tâm hơn khi giải quyết xong những bài dễ để tập trung tối đa giải quyết những bài còn lại. Lưu ý, câu nào cũng phải làm, tránh trường hợp bỏ qua.
Nộp bài thi
Trước khi nộp bài cần kiểm tra kỹ lại thông tin (tên tuổi, số báo danh, phòng thi, số tờ…) và bài làm rồi mới nộp.

Khi nộp bài cần chú ý ký tên, ghi rõ số tờ theo sự hướng dẫn của giám thị.
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/
Nhận xét cá nhân: Trên đây là những lưu ý quan trọng cho các bạn học sinh chuẩn bị bước vào một trong những kì thi quan trọng nhất, cần phải tham khảo kĩ để có sự chuẩn bị tốt nhất khi đi thi, tránh mắc phải các sai lầm nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần.

Làm phiền hàng xóm

TT - Nửa đêm, một bạn trẻ bức xúc đăng lên Facebook: “Đám cưới gì mà phiền người khác quá! Không cho ai ngủ nghê. 23g khuya rồi mà âm lượng vẫn mở hết cỡ. Đã quyết định gọi cho công an khu vực!”.
Có lẽ không riêng bạn trẻ này bực bội với tiếng nhạc ầm ĩ kéo dài của những đám tiệc dựng rạp tại nhà. Ai từng có hàng xóm tổ chức tiệc tùng rùm beng đều thấu cảm nỗi khổ khi lỗ tai bị “tra tấn” nhiều giờ liền bởi những chiếc loa công suất lớn dựng ngay trước cửa, phát liên tục các ca khúc lúc sôi động, khi não nề của những giọng ca đúng chất “cây nhà lá vườn”.
Người Việt dễ tính, thường tặc lưỡi cho qua hoặc bấm bụng chịu đựng vì quan điểm “kệ, đời người cưới hỏi có một lần”. Hoặc nhiều đêm thon thót giật mình vì tiếng kèn trống đám ma cũng phải dặn lòng “nghĩa tử là nghĩa tận, con cháu muốn đưa tiễn long trọng, linh đình cũng không trách được, thôi ráng vài bữa”. Vậy là người già, trẻ em bị tiếng nhạc ầm ầm, tiếng cụng ly cười nói rổn rảng làm mất ngủ; học sinh phải “trốn” qua nhà bạn học bài... Nạn nhân trong những trường hợp này chỉ có thể nhăn mặt nhíu mày, thầm than thở vài câu.
Với những người “tức nước vỡ bờ”, quyết định nhờ sự can thiệp của công an khu vực hoặc lực lượng dân phòng như bạn trẻ nói trên thì thường nhanh chóng nhận ra không mấy khi cán bộ công quyền có thể đem chuyện trật tự, văn minh đô thị đến can dự vào chuyện nhà người. Đám cưới đang vui, kêu dừng hát thì... vô duyên. Đám ma đang long trọng, bảo giảm mức độ kèn trống thì... vô phép. Và cũng bởi cách tổ chức lễ tiệc như trên đã quá quen thuộc, phổ biến nên dù có thấy phiền, thấy bực, người trong cuộc cũng đành chép miệng cho qua.
Một cô giáo người Nhật dặn dò các học sinh Việt Nam sắp tham gia chuyến du lịch học tập tại Nhật: “Ở những không gian công cộng như tàu điện, công viên, nhà hàng quán xá, các em vui lòng hạn chế sử dụng thiết bị di động và không nói to. Đừng làm phiền sự yên tĩnh của người khác”. Đó là quy tắc ứng xử cơ bản: không làm phiền bất cứ ai nơi công cộng, huống gì làm phiền hàng xóm trong chính không gian sống của người ta.

Nguồn: http://tuoitre.vn/
Nhận xét : Bài viết cho thấy một số người Việt chúng ta còn có những hành vi chưa tôn trọng người khác nơi công cộng, cần phải có những biện pháp tuyên truyền để có thể thay đổi dần dần.

Xe tải Trung Quốc giá rẻ kém chất lượng ồ ạt vào Việt Nam

Xe tải giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc đang tăng đột biến và tiêu thụ mạnh trên thị trường nội địa.

Tuy nhiên, qua kiểm định, chất lượng của nhiều lô hàng đều có vấn đề. Thậm chí có không ít doanh nghiệp đã bị yêu cầu tái xuất phương tiện do xe không đạt chất lượng.
Các xe tải giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường nội địa gồm đủ các chủng loại, từ xe tải có thùng, xe sát xi (không thùng), đến xe đầu kéo... Riêng loại xe tải có thùng lượng nhập đã tăng hơn 10 lần cùng kỳ năm 2013.
Trong bốn tháng đầu năm nay, tính chung tổng số xe nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đã lên tới hơn 2.000 chiếc, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, qua kiểm định cho thấy, hàng chục xe không đạt yêu cầu kiểm định ngay từ đầu.
Bốn tháng đầu năm cũng đã có 8 doanh nghiệp bị thông báo không đạt yêu cầu kiểm định xe nhập khẩu. Cục Đăng kiểm Việt Nam đã yêu cầu một số doanh nghiệp tái xuất phương tiện.
Nhận xét cá nhân: Bài viết cho thấy một số doanh nghiệp hiện nay sử dụng các loại xe chất lượng không đạt yêu cầu, cần phải có biện pháp tích cực để ngăn chặn.

Cuối năm 2015, Quốc hội sẽ thông qua Luật Biểu tình

(Dân trí) - Báo cáo trước Quốc hội, ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - cho biết, đa số đại biểu đã tán thành với chủ trương trình Luật Biểu tình để Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 và sẽ thông qua tại kỳ họp 10.

Chiều nay 30/5, trên 85% đại biểu Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội, trong đó có Luật Biểu tình.
Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội
Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội (Ảnh Việt Hưng)
Theo đó, Luật Biểu tình sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 9 và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 10 (cuối năm 2015).
Báo cáo trước Quốc hội, ông Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2015 dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, Luật biểu tình, Luật về hội, Luật tiếp cận thông tin, Luật bảo vệ bí mật nhà nước, Luật chứng thực, Luật giáo dục, Luật thi hành án hình sự (sửa đổi), Luật phòng chống tác hại của rượu bia, Luật tiền lương tối thiểu…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội đưa dự án Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 vào Chương trình kỳ họp thứ 9 để thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bổ sung dự án Luật biểu tình vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội điều chỉnh dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2014 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, đưa Luật Biểu tình vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10.
Ngoài ra, ông Phan Trung Lý còn cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung vào kỳ họp thứ 7 để xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).
Nguồn: http://dantri.com.vn/
Nhận xét cá nhân: Đây là một giải pháp tiến bộ giúp ngăn chặn các cuộc biểu tình diễn biến xấu, tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc như thời gian vừa rồi.

Hội An có tên trong danh sách các điểm đến dễ bị bỏ qua

CNN liệt kê 9 thành phố sở hữu cơ sở hạ tầng tốt, có nhiều điểm tham quan lý thú nhưng lại thường bị bỏ qua trong danh sách những nơi cần đến của du khách vì nhiều yếu tố khác nhau.
Queens là một phần của New York City và có dân số 2,3 triệu người.Nhiều người cho biết đến Queens, họ cảm tưởng như mình đang được đi du lịch vòng quanh thế giới. Tuy nhiên nơi đây thường bị du khách lãng quên vì họ đã bị hút hồn bởi Manhattan quyến rũ và đầy ma lực.
Bergen là thành phố xinh đẹp và nhỏ bé nằm bên bờ biển của Na Uy, được bao quanh bởi các dãy núi. Dân cư trong vùng cũng rất thân thiện. Tuy nhiên yếu điểm của thành phố là có tới 3/4 số ngày mưa một năm, điều này này cản trở rất nhiều tới việc khách du lịch tới đây thăm quan, tắm biển. Vì vậy, Bergen dù xinh đẹp vẫn thường bị du khách bỏ qua.
Darwin, Australia là thành phố nhiệt đới dịu mát, du khách chỉ mất 2 tiếng bay từ Bali (Indonesia) hay 4 tiếng từ Singapore là đến nơi. Tuy vậy nơi đây lại bị cái bóng quá lớn của Sydney và Melbourne che phủ.
Isfahan (tên khác: Esfahan) là một trong những kho báu lớn của Iran, là thành phố thanh lịch và tuyệt đẹp trong mắt du khách. Nơi đây nổi tiếng với những kiến trúc Hồi giáo cổ kính xinh đẹp. Điều này khiến thành phố được người Iran mang vào câu thành ngữ Esfahān nesf-e jahān ast (Esfahan là một nửa của thế giới). Tuy vậy nơi đây vẫn chưa thực sự là nơi đắc địa dành cho du lịch và vẫn bị nhiều du khách bỏ qua.

Khi tới thăm các thành phố ở châu Âu, người ta thường háo hức tới Paris, London, Amsterdam hay Rome mà quên đi mất Lisbon. Thủ đô của Bồ Đào Nha cũng sở hữu một nền văn hóa, kiến trúc, lịch sử lâu đời không kém bất kỳ nơi đâu. Tuy nhiên nó vẫn thuộc top cuối cùng của những điểm cần đến tham quan tại châu Âu của du khách.
Trong cuộc hành trình tới Anh, du khách thường thích sang Edinburgh của Scotland để tham quan chứ không phải là Glasgow.
Phố cổ Hội An được CNN ca ngợi là sở hữu vẻ đẹp như một thứ bùa mê, là điểm đến trong chuyến hành trình tham quan Việt Nam. Tuy nhiên du khách nước ngoài cũng có lý do để bỏ qua nơi này. "Tôi thích Hội An, Việt Nam. Nhưng ở đây có các quán cà phê, những cửa hàng chỉ dành cho khách du lịch. Bất kỳ sự cứng nhắc nào trong việc phân loại sẽ bắt đầu hủy diệt chính nơi đó dù tiến trình này vẫn chưa thực sự bắt đầu", một du khách bình luận trên CNN.
Calgary, Alberta là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất ở Canada nhưng lại không ghi nhận được một lượng lớn du khách tới tham quan.
Đến Durban, Nam Phi, du khách dường như không có thời gian rảnh rỗi bởi có quá nhiều nơi cần đến, hoạt động cần tham gia. Tuy vậy nơi này chỉ thực sự thu hút khách du lịch từ năm 2010, khi Nam Phi đăng cai World Cup.
Nguồn: http://vnexpress.net/
Nhận xét cá nhận: Bài viết cho thấy những thiếu xót trong việc phát triển ở Hội An, cần phải có những thay đổi để có thể thu hút thêm một lượng lớn khách du lịch khác.