Thế kỉ 21 bắt
đầu, đồng thời cũng là lúc các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter,… bùng nổ,
kéo theo nhiều tệ nạn xã hội, mà nổi bật trong số đó là văn hóa “ ghen ăn tức ở”,
hay còn được giới trẻ gọi văn hóa “ GATO ”. Vậy văn hóa “ GATO ” là gì và có những
tác hại gì ?
Trước hết,
ta cần phải hiểu văn hóa “ ghen ăn tức ở “, hay văn hóa “ GATO “ là gì ? Ghen ăn tức ở là trạng thái
tâm lí khó chịu, bực tực của một người hay nhóm người trước thành công của người
khác, dẫn đến những hành động phá đám
người khác. Chúng ta có thể bắt gặp biểu hiện của văn hóa “ GATO” ở khắp
mọi nơi. Bạn được điểm cao thì sẽ bị người khác “ GATO “, cho rằng bạn được cô
giáo quý hơn, hay thậm chí cho rằng bạn “ xin điểm”. Ở công ti, bạn được thăng
chức nhanh chóng thì dẫn đến đồng việc xung quanh ghen ghét, cho rằng bạn đã
đút lót cho xếp, hay dựa vào gia thế để thăng quan tiến chức. Hay như là gần
đây, thành công của trò chơi “ Flappy Bird” do một người Việt Nam phát triển,
mang về doanh thu hàng trăm triệu đồng thì lại bị chính những người trong nước
vùi dập, dẫn đến tác giả của trò chơi này sau vài ngày đã phải gỡ bỏ nó trên mạng,
gây ra nhiều tranh cãi.
Vậy từ đầu
đã dẫn đến văn hóa “ ghen ăn tức ở “ đang ngày càng phổ biến này ? Trước hết,
đó là do tâm lí chung của mọi người, dễ dàng ghen tị, nói xấu thành công của
người khác. Vì không thể đạt được thành
công như vậy nên họ cũng cố gắng vùi dập để cho người khác cũng trở nên giống
mình mà không biết tự mình nỗ lực để đạt được thành công. Không chỉ vậy, do các
trang mạng xã hội ngày càng phát triển, thông tin được truyền đi với tốc độ tên
bắn mà không được kiểm chứng. Rồi hàng trăm, hàng nghìn người khác tiếp nhận
người thông tin ấy mà không cần suy xét đúng sai, để rồi lao vào chỉ trích nói
xấu những người mà họ chưa từng một lần tiếp xúc, trở thành những “ anh hùng
bàn phím “ đích thực, chỉ biết núp sau bàn phím nói xấu người khác bởi ganh tị
trước thành công của người đó.
Biết được
các nguyên nhân của việc “ ghen ăn tức ở” là như thế, vậy nó dẫn đến những tác
hại gì? Đầu tiên, dễ thấy nhất, “ GATO “ ảnh hưởng trực tiếp đến những “ nạn
nhân” của văn hóa này. Nó làm tổn hại đến danh phẩm của những nạn nhân của văn
hóa “ GATO” . Nó còn làm cản trở những người tài giỏi trở nên e sợ hơn, không
dám thể hiện tài năng của mình vì sợ bị xung quanh ghen ghét, bằng lòng với những
kết quả tầm thường. Hơn thế nữa, nó còn
làm rạn nứt tình cảm giữa người với người, gây mất đoàn kết, mọi người không thể
sống thân thiện, trung thực với mọi người xung quanh. Không chỉ vậy, theo
nghiên cứu gần đây cho thấy những người hay ghen tị với người dễ dẫn đến bị
stress cũng như gia tăng nguy cơ mắc các
bệnh về tim mạch, tiểu đường, ung thư và cao huyết áp.
Hiểu được
các tác hại của văn hóa “ ghen ăn tức ở “ như vậy, chúng ta cần phải làm gì ? Trước
hết, chúng ta cần phải hiểu được, thành công của người khác có được không phải
nhờ may mắn mà do bởi chính tài năng, sự cố gắng, nỗi lực của mỗi người. Trước
sự thành công của người khác thì chúng ta không được vì ganh ghét mà nói xấu đạp
đổ người khác mà cần phải lấy cái ganh ghét đó làm động lực để tiến bộ, hoàn
thiện bản thân hơn.
Nói tóm lại,
văn hóa “ ghen ăn tức ở “ đang ngày càng lan rộng. Vì vậy, mỗi người trong
chúng ta cần phải cố gắng ngăn chặn nó, đưa đất nước trở nên ngày càng phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét