Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Thói dối trá trong xã hội hiện nay

Những ngày gần đây, trên mạng đang xôn xao vụ việc một nữ tiếp viên hàng không  bị bắt tại Nhật do tình nghi tham gia một đường dây buôn lậu. Sự việc đáng buồn xảy ra, có lẽ đã làm hình ảnh của người Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới thêm phần xấu đi. Phải chăng, sự gian lân, dối trá đã trở thành một phần trong tích cách con người Việt Nam.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu dối trá là gì ? Dối trá là không trung thực, giữa việc nói và làm không  có sự thống nhất, nói sai sự thật nhằm đạt một mục đích xấu. Chúng ta có thể bắt gặp hiện tượng dối trá ở mọi nơi. Từ trường học: trong các giờ kiểm tra vẫn có hiện tượng học sinh quay cóp bài, đút lót cho thầy cô để đạt điểm cao hay chuyện “học giả bằng giả”,…; cho đến các công ti xuất hiện hiện tượng hối lộ, đút lót cho sếp để thăng quan tiến chức nhanh chóng  hay hiện tượng quan tham, “ lời giả lỗ thật” . Dối trá còn xuất hiện trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tại: các công trình bị rút ruột, những công trình xây dở rồi cứ để đó vì không đủ kinh phí,... Thậm chí,  người ta còn có thể nói dối, lừa gạt chính bản thân mình: tự lừa gạt bản thân  năng lực thực sự của mình,…

Không chỉ vậy, thói quen nói dôi còn dẫn đến rất nhiều tác hại nghiêm trong khác. Trước hết, với cả nhân mỗi người, việc dối trá bản thân và mọi người xung quanh có tác hại rất to lớn. Dối trà, lừa gạt bản thân khiến mỗi chúng ta trở nên không có trí tiến thủ, lúc nào cũng nghĩ mình giỏi, luôn sống trong ảo tưởng và tự hài lòng với bản thân. Hơn thế nữa, việc dối trá, lừa gạt mọi người xung quang sẽ làm đánh mất niềm tin, sự tín nhiệm và yêu thương của mọi người đối với ta. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến câu chuyên chú bé chăn cừu và chó sói. Hàng ngày, mỗi khi đi chăn cừu,mặc dù không có chuyện gì xảy ra, chú ta vẫn hô hoán rằng có chó sói để mọi người đến giúp. Rồi đến một ngày, chó soi đến thật. Và khi ấy, chú bé có kêu gọi mọi người đến giúp thì cũng không có ai đến nữa bởi tất cả đều cho rằng chú đang nói dối. Câu chuyên ngụ ngôn ngắn nhưng đã để lại cho chúng ta bài học và tác hại của việc dối trá. Hơn thế nữa, đối với xã hội, việc dối trá còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Với những hiện tượng “ học giả bằng giả” hay các công trình xây dưng bị bị rút ruột như đã nói ở trên, đất nước ta bao giờ mới có thể tiến bộ ?

Vậy,  nguyên nhân của thói dối trá này từ đâu mà ra ?  Đầu tiên, đó là do suy nghĩ nông cạn quan niệm lệch lac, sai lầm về lời nói dối Đối với mọi người. việc nói bao giờ cũng dễ dàng  hơn so với việc thực hiện nó, với hành động thật sự. Họ sẵn sàng hứa hẹn đủ điều, sau đó lại làm khác đi so với lời nói của mình. Không chỉ vậy, thói dối trá còn bắt nguồn từ sự lười biếng, tham lam của con người. Họ nói dối để mọi việc dễ dàng hơn, để có thể thu được lợi về mình mà không muốn bỏ ra công sức. Bên cạnh đó, có thể thấy , thói dối trá còn xuất hiện ở trẻ nhỏ, do bởi chính người lớn đôi lúc cũng không trung thực, khiến trẻ nhỏ bắt chiếc theo. Ban đầu có thể chỉ là một lời nói dối nhỏ vô hại nhưng dần dần, nói dối sẽ dần trở thành một thói quen khó bỏ.

Hiểu được các tác hại và nguyên nhân của thói dối trá như vậy, chúng ta cần phải làm gì ? Trước hết, mỗi người cần phải  ý thức rõ ràng được rằng dối trá được hôm nay nhưng không dối trá được mãi mãi. Bên cạnh đó, người lớn, gia đình, nhà trường cần phải tích cực giáo dục, dạy dỗ con em mình không được dối trá, cần phải hướng dẫn để các em có một lối sống trung thực, lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. Xã hội cũng cần phải phê phán, lên án các hành vi dối trá trong học tập và lao dộng, đồng thời tích cực tuyền truyền lối sống lành mạnh, trung thực.

Nói tóm lại, thói dối trá hiện nay đang ngày càng  lan rông, gây nguy hai lớn đến hình ảnh cũng như sự phát triển của đất nước. Là mỗi người dân Việt Nam, chúng ta cần phải biết tôn trọng sự thật, tự chon cho mình lồi sống phù hợp với chuẩn mực đạo đực, trung thực không dối lừa.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét