Mặc dù sức mua của người dân trên thị trường chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt, song nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất và bán lẻ vẫn khẳng định sẽ tăng lượng hàng dự trữ phục vụ Tết Giáp Ngọ 2014 so với năm 2013. Thậm chí, để kích cầu, nhiều DN cam kết, giá cả nhiều mặt hàng Tết sẽ được bình ổn, không tăng giá bán.
Ông Nguyễn Hữu Thành - Trưởng ban đối ngoại Công ty Kinh Đô miền Bắc, một trong những thương hiệu sản xuất bánh kẹo chiếm thị phần lớn trên cả nước cho biết: Kinh Đô dự kiến sẽ đưa ra thị trường 4.500 tấn bánh kẹo để phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 sắp tới, tăng 20% sản lượng so với năm 2013. Cũng theo ông Thành, song song với việc tăng sản lượng hàng dự trữ, Kinh Đô nỗ lực giữ giá sản phẩm trong dịp Tết và chỉ điều chỉnh nhẹ 1-2% về giá cho một số mặt hàng. Bên cạnh đó, các sản phẩm quen thuộc với người tiêu dùng như: bánh Cosy, kẹo Koko Chocho, bánh AFC, bánh Solite... đều được thay đổi quy cách đóng gói và mẫu mã, màu sắc bao bì cho bắt mắt, hợp không khí Tết và nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều này, DN sẽ phải tập trung hợp lý hóa chi phí sản xuất, chi phí bán hàng cũng như chấp nhận chia sẻ một phần lợi nhuận với khách hàng.
Theo ông Phan Văn Thiện, Phó Tổng Giám đốc Công ty Bánh kẹo Bibica, sức mua trên thị trường vẫn còn yếu nên công ty chỉ đặt mục tiêu tăng 5% - 10% sản lượng so với Tết 2013 và cố gắng không tăng giá bán.
Tương tự, đại diện Công ty Chế biến thực phẩm Vissan cũng cho biết: Công ty đã chuẩn bị 40.000 con heo và 10.000 tấn thực phẩm chế biến cho mùa Tết, tăng 20% so với cùng kỳ. Công ty Vissan chủ trương không tăng giá bán và cân nhắc khả năng tổ chức khuyến mãi để kích cầu. “Mặc dù lợi nhuận giảm, chi phí đầu vào tăng nhưng công ty vẫn giữ nguyên giá bán 99% sản phẩm. Lý do không thể tiến hành tăng giá sản phẩm trong thời điểm này bởi vì làm như vậy, sức mua có thể càng giảm xuống thấp, gây tâm lý tiêu dùng tiêu cực. Chúng tôi phải giữ giá để bảo vệ mạng lưới, bán được nhiều hàng hơn, qua đó giảm chi phí sản xuất, bảo đảm lợi nhuận” - ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan chia sẻ.
Không chỉ các DN sản xuất mà các DN bán lẻ cũng dự trữ lượng hàng nhiều hơn, chú trọng đến việc bình ổn giá bán hơn. Theo thông tin từ Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), tổng lượng hàng hóa, dịch vụ đơn vị này dự trữ phục vụ Tết 2014 ước khoảng 1.095 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết Quý Tỵ. Đại diện một số DN bán lẻ khác trong nước, như hệ thống Ocean mart, Coop mart… cũng cho biết sẽ tăng số lượng hàng dự trữ và cam kết sẽ giữ giá tương đối ổn định nhiều mặt hàng. Đồng thời, sẽ cố gắng tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá để kích cầu tiêu dùng và chia sẻ khó khăn với khách hàng.
Tương tự, bà Nguyễn Thanh Huyền - phụ trách truyền thông siêu thị Big C Bắc và Trung cho hay, Big C đã lên kế hoạch dự trữ hàng Tết để có thể đáp ứng đủ mọi nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, có khoảng 400 tấn thịt tươi sẽ được đưa ra thị trường. Với mặt hàng bánh kẹo đóng hộp, Big C chia làm nhiều gam hàng, từ bình dân tới cao cấp để phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau. Trong đó, 90% mặt hàng bánh kẹo là hàng Việt. Đồng thời, các sản phẩm khác được người dân sử dụng nhiều trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc phần lớn cũng đều là hàng Việt Nam . Cũng theo khẳng định của Big C, bên cạnh việc dự trữ hàng hóa phong phú, đa dạng, Big C đặc biệt quan tâm đến chính sách giá. Về cơ bản, các mặt hàng sẽ giữ giá. Thậm chí, để kích cầu, Big C còn có chủ trương giảm giá bán hàng nghìn mặt hàng cho người tiêu dùng. Cụ thể, từ ngày 19/11/2013 đến 30/1/2014, siêu thị này sẽ giảm giá đến 50% cho 4.000 sản phẩm chủ đạo lễ và Tết để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.
Nguồn: http://cand.com.vn/
Theo ông Phan Văn Thiện, Phó Tổng Giám đốc Công ty Bánh kẹo Bibica, sức mua trên thị trường vẫn còn yếu nên công ty chỉ đặt mục tiêu tăng 5% - 10% sản lượng so với Tết 2013 và cố gắng không tăng giá bán.
![]() |
Nhiều DN cam kết sẽ đa dạng các sản phẩm hàng hóa phục vụ Tết và không tăng giá bán. Ảnh minh họa. |
Không chỉ các DN sản xuất mà các DN bán lẻ cũng dự trữ lượng hàng nhiều hơn, chú trọng đến việc bình ổn giá bán hơn. Theo thông tin từ Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), tổng lượng hàng hóa, dịch vụ đơn vị này dự trữ phục vụ Tết 2014 ước khoảng 1.095 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết Quý Tỵ. Đại diện một số DN bán lẻ khác trong nước, như hệ thống Ocean mart, Coop mart… cũng cho biết sẽ tăng số lượng hàng dự trữ và cam kết sẽ giữ giá tương đối ổn định nhiều mặt hàng. Đồng thời, sẽ cố gắng tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá để kích cầu tiêu dùng và chia sẻ khó khăn với khách hàng.
![]() |
Hà Nội: Yêu cầu DN dự trữ hàng Tết 2014 tăng từ 10 - 15% Từ đầu tháng 10/2013, Sở Công Thương Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các DN sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Hà Nội lên phương án, kế hoạch dữ trữ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ. So với các tháng khác trong năm, DN phải dự trữ lượng hàng tăng 10 - 15%. Một số mặt hàng như: thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, rau củ có thể tăng trên 20%. Ước tính, luân chuyển hàng hóa tháng Tết đạt khoảng 38.000 tỷ đồng/tháng.
(PV)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét