Mặt tích cực của phong trào này ở Hà Nội là việc quy hoạch và đầu tư nâng cấp chỉnh trang các hạng mục trong nghĩa trang được quan tâm đầu tư, đặc biệt là chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Thực hiện phong trào này, bộ mặt nông thôn Hà Nội đã đổi thay rõ nét. Các hộ có đám tang, đám hiếu tổ chức chu đáo, nghiêm trang, tiết kiệm và văn minh hơn. Thời gian hoạt động các ban nhạc hiếu không quá 22 giờ đêm và trước 6 giờ sáng, hạn chế tình trạng mời thầy cúng yểm bùa, trừ tà và hoạt động mê tín, di đoan; ngày càng ít hủ tục lạc hậu như lăn đường, bắt tà, trừ ma, khóc thuê, chèo đò, bắc cầu, lên đồng; ngày càng hạn chế việc bày, mời thuốc lá và làm cỗ mời khách ăn trong ngày đám tang.
Từ đầu năm đến nay trên địa bàn Hà Nội có gần 14.000 người chết, trong đó số hỏa tang gần 5.000 người, chiếm tỷ lệ trên 35%. Nhiều địa phương có tỷ lệ hỏa táng cao như: Đông Anh, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa, Từ Liêm, Đan Phượng, Sơn Tây, Hoài Đức, Mê Linh, quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Hà Đông.
Tuy nhiên, theo Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, thực hiện việc tang văn minh đã gặp không ít khó khăn, nhất là trong công tác tuyên truyền vận động, làm thay đổi nhận thức của bà con nhân dân. Đặc biệt, chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng chưa được chú trọng, thiếu thường xuyên và quyết liệt… Vì vậy, vẫn còn nhiều nơi việc phúng viếng còn kéo dài, rải tiền, vàng mã trên đường vẫn còn diễn ra ở một số huyện có đông đồng bào dân tộc sinh sống…
Tới đây, để việc tang ngày càng văn minh, thành phố Hà Nội chú trọng nhất khâu tuyên truyền, làm cho mỗi gia đình, mỗi người dân hiểu biết ý nghĩa, mục đích, sự cần thiết phải thực hiện. Để công tác này đi vào chiều sâu thành phố đề cao vai trò của các cấp đoàn thể, nhất là Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…/.
Nguồn: http://hanoi.vietnamplus.vna
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét