Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Doanh nghiệp xã hội đối mặt với nhiều khó khăn

(baodautu.vn) Ở Việt Nam, doanh nghiệp xã hội (với mục tiêu đem lại giá trị xã hội cao hơn lợi nhuận) đang hoạt động trong môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, khó tiếp cận vốn vay...
>>> Xử lý nghiêm vụ Chủ tịch nhận lương tiền tỷ
Lần đầu tiên, Diễn đàn Đầu tư xã hội 2013 với chủ đề “Việt Nam, thị trường mới nổi cho đầu tư xã hội” được Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức tại Hà Nội đã thu hút sự tham gia của đại diện nhiều quỹ đầu tư, nhà quản lý và các doanh nghiệp.
Hiện cả nước có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình,
mục tiêu của doanh nghiệp xã hội
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, bà Hà Thị Thu Thanh, đại diện CSIP cho rằng, doanh nghiệp xã hội (DNXH) tại Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển và phải đối diện với thách thức lớn nhất là tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức phi chính phủ, các quỹ đầu tư… để mở rộng quy mô hoạt động và phát triển bền vững.
Theo thống kê của CSIP, Việt Nam hiện có khoảng 200 DN hoạt động theo mô hình, mục tiêu của DNXH và còn khoảng 165.000 tổ chức có tiềm năng trở thành DNXH.
Tổng giá trị tiền đầu tư vào khối DNXH tại Việt Nam trong năm 2012 ước tính khoảng 2 triệu USD, quá khiêm tốn so với quy mô thị trường và nhu cầu phát triển của các DNXH.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận xét, những năm qua, lực lượng DNXH đã được hình thành và có những đóng góp nhất định tới đời sống xã hội. Nhưng, điểm yếu của DN khối này là đều có quy mô nhỏ, khả năng duy trì tính bền vững trong hoạt động chưa cao.
“Không chỉ gặp khó khăn về tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ, các DNXH rất lúng túng và gặp nhiều vướng mắc trong việc vận hành một mô hình kết hợp giữa mục tiêu xã hội và hoạt động kinh doanh trong môi trường pháp lý chưa hoàn thiện ở Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ nhất là ở các vấn đề liên quan tới tài chính: quy định nhận viện trợ, tài trợ, các chính sách quy định về thuế và quản lý tài chính”, ông Lộc nhấn mạnh.
Chia sẻ quan điểm này, ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng CIEM nhận định, các DNXH ở Việt Nam còn khá non trẻ, được thành lập chủ yếu từ những ý tưởng mang tính cá nhân, có sứ mệnh phục vụ xã hội, nên vốn đầu tư ban đầu đa phần là vốn tự đóng góp của các thành viên sáng lập, với quy mô nhỏ.
“Theo đó, với đặc thù là không vì mục tiêu lợi nhuận, lại kinh doanh trên các thị trường có rủi ro cao, lợi suất tài chính thấp, nên không hấp dẫn các nhà đầu tư thương mại. Do đó, khả năng tiếp cận, huy động các nguồn vốn đầu tư thương mại, kể cả nguồn vốn khởi sự hoặc vốn cho phát triển kinh doanh là rất hạn chế”, ông Cung nói.
Công ty TNHH Tre Xứ Thanh có trụ sở ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là một ví dụ điển hình. Được thành lập năm 2010, với vốn đăng ký 4 tỷ đồng, Công ty TNHH Tre Xứ Thanh chuyên sản xuất, cung ứng con giống gia cầm, đang đứng trước thách thức lớn tìm kiếm nguồn vốn để mở rộng quy mô và phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Quốc Oanh, Trưởng phòng Kinh doanh (Công ty TNHH Tre Xứ Thanh) cho biết, sau gần 4 năm hoạt động, với sự hỗ trợ của CSIP, Công ty đã tìm được cho mình con đường đi, đúng theo mô hình của DNXH. Trong đó, ngoài mục tiêu kinh doanh để có lợi nhuận, những năm qua, Công ty đã làm được một việc là đào tạo và phổ biến kiến thức kỹ thuật cho bà con nông dân về chăm sóc gia cầm, hạn chế dịch bệnh…
“Với doanh thu năm 2012 đạt trên 3 tỷ đồng, Công ty có nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt động sang các địa phương miền núi phía Bắc, nhưng rất thiếu vốn. Do Công ty không có tài sản, nhà xưởng thế chấp, nên rất khó vay vốn ngân hàng”, ông Oanh thừa nhận.
Thị trường vốn cho DNXH Việt Nam hiện chưa phát triển. Cho đến năm 2012, mới chỉ có hai tổ chức phi chính phủ là CSIP và Trung tâm phát triển DNXH Tia Sáng là hai nơi có chương trình đầu tư vốn cho DNXH với tổng vốn đầu tư bằng tiền mặt vào khoảng 200.000 USD/năm. Đây là khoản vốn quá nhỏ bé so với nhu cầu của các DNXH và mới chỉ là những đầu tư mang tính chất tạo vốn hạt giống, nhằm kích hoạt các ý tưởng và nâng cao năng lực, chứ không phải vốn đầu tư đủ đáp ứng cho phát triển kinh doanh.

Nở rộ trào lưu rủ người lạ đi chung xe, chung đường

Rủ người lạ đi chung xe để tiết kiệm chi phí và có “bạn đường” đang thu hút giới trẻ.
Carpool (đi chung xe) là một xu hướng phổ biến ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Xu hướng này đang dần thịnh hành ở Việt Nam khi các website khai thác dịch vụ này xuất hiện ngày càng nhiều.
Để sử dụng dịch vụ, các bạn trẻ chỉ cần đưa thông tin lên web về hành trình sắp thực hiện, số người đi, giờ xuất hành, tên và số điện thoại liên hệ. Thành viên nào có cùng một lịch trình sẽ chủ động liên hệ và hẹn nhau đúng ngày, đúng giờ lên đường.
Anh Nguyễn Thành Nam, người sáng lập website dichung cho biết, website đi vào hoạt động từ đầu năm 2013. Tính đến hết tháng 7, đi chung đã có gần 5.000 thành viên tham gia với hơn 20.000 chuyến đi đã được đăng tải trên hệ thống. Có gần 500 chuyến đi thành công, tương đương với 4000 km đi chung. Thành viên hiện tại của dichung chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ.
đi chung, chung xe
Xu hướng đi chung xe đang dần thịnh hành ở Việt Nam khi các website khai thác dịch vụ này xuất hiện ngày càng nhiều (Ảnh: dichung)
Anh Nam cho biết, ý tưởng thành lập website đi chung xuất phát từ nhu cầu đi lại của anh. Từ việc đi lại một mình với tần suất lớn trên tuyến Hà Nội – Hải Phòng bằng xe riêng, anh đã nghĩ rằng sao không kết nối những người khác để đi cùng với mình, vừa giảm chi phí đi lại, vừa góp phần giảm tình trạng tắc đường.
Tình yêu nảy nở từ đi chung xe
Đi chung xe để giảm chi phí, tiết kiệm nhiên liệu, giảm ùn tắc giao thông, bảo vệ môi trường… là những lợi ích dễ dàng nhìn thấy từ xu hướng mới lạ này. Bên cạnh đó, dichung còn đem lại cho người trẻ những trải nghiệm thú vị cùng “người bạn đường xa lạ”.
Nguyễn Vân Trang và Hoàng Vân Linh đã có một tình bạn đẹp sau chuyến đi chung xe từ phố Tây Sơn lên núi Hàm Lợn, Sóc Sơn, Hà Nội. “Thật là tuyệt khi chúng ta được đi, được kết bạn, được cùng nhau khám phá, chia sẻ những kinh nghiệm của chính mình mà lại có thể hết sức tiết kiệm và chung tay góp phần bảo vệ môi trường”, Trang chia sẻ.
đi chung, chung xe
Trang và Linh đã có một tình bạn đẹp sau chuyến đi chung xe (Ảnh: dichung)
Còn Nguyễn Chi lại có một tình yêu đẹp từ việc đi chung xe với “anh chàng xa lạ”. Ngại cảnh tắc đường mỗi sáng nên Chi đã đăng tin tìm người đi chung xe từ nhà mình (Xuân Thủy) đến nơi làm việc (Nguyễn Chí Thanh). Tình cờ có anh chàng cũng làm ở Nguyễn Chí Thanh, nhà ở Mỹ Đình nên Chi nhận lời đi chung. Và từ những buổi đi chung xe như thế, tình yêu đã nảy nở giữa đôi bạn trẻ.
“Chúng tôi đi chung trên một chiếc xe, trên một đoạn đường và giờ đây là đi chung trên một con đường mang tên tình yêu. Tôi và anh yêu nhau lúc nào không hay”, Chi chia sẻ.

Nỗi niềm năm học mới

(VOH) - Ngày khai giảng đang gần kề, bên cạnh niềm vui năm học mới, vẫn còn đó gánh nặng nỗi lo không có chỗ gửi con học bán trú, nỗi lo tiền học phí, tiền học thêm, những khoản đóng góp khác…đang trĩu nặng trong lòng những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn.

Học sinh Trường tiểu học Võ Trường Toản (Q.10, TP.HCM) trong ngày khai trường - Ảnh: NHƯ HÙNG-Tuổi Trẻ
Năm nay, số học sinh tiểu học toàn thành phố tăng đột biến hơn 20.000 em, phần lớn là số học sinh vào lớp 1 sinh năm “heo vàng” 2007. Các quận, huyện có số trẻ tăng lên nhiều phải kể đến như Bình Thạnh, Bình Tân, Tân Phú, Gò Vấp, Thủ Đức, Hóc Môn…lượng trẻ vào lớp 1 tăng từ 1.000-3.000 trẻ/quận. Mặc dù TP đưa vào sử dụng hơn 1.300 phòng học mới, tuyển mới hơn 2.000 giáo viên nhưng vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu gia tăng chỗ học, nhất là ở cấp tiểu học. 
Điều này gây ra áp lực rất lớn vì muốn đủ chỗ học thì không thể đảm bảo chỗ bán trú, học 2 buổi/ngày với sĩ số thấp. Như huyện Bình Chánh, bậc tiểu học còn thiếu 278 phòng mới đảm bảo 100% số trường dạy 2 buổi/ngày; quận Bình Thạnh đã cắt 20% và chỉ còn 40% học sinh được học 2 buổi/ngày; huyện Hóc Môn sỉ số bình quân lên đến 46 -50 học sinh/lớp vượt quá quy định và các lớp 1 bán trú thu hẹp chỉ còn 60%. Chị Thanh Thuỷ, ngụ ở Hóc Môn bày tỏ: "Tôi nghĩ một lớp khoảng chừng 30 học sinh, chứ 50 thì quá nhiều, một cô giáo mà quản lý bao nhiêu đó học sinh thì không thể nào đảm bảo được chất lượng”.
Chị Kiều Thị Kim Thu năm nay có con vào lớp 1 trường tiểu học Phan Chu Trinh, Phường 16, quận Gò Vấp cho hay: Năm nay, trường không thể đảm bảo việc tổ chức bán trú cho tất cả học sinh lớp 1, khiến chị phải bỏ dở công việc để đưa đón con đi học: “Trường của con tôi có 15 lớp một, mỗi lớp hơn 50 em. Tôi xin bán trú mà không được vì trường chỉ được có 3 lớp bán trú, ưu tiên cho con em công nhân viên chức, mình không nằm trong diện đó nên không được”.
Ông Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng GD-ĐT quận 12 cho biết, năm học này quận bắt buộc giảm lớp bán trú, tăng sĩ số HS/lớp để giải quyết tình thế trước mắt, bởi tiến độ xây dựng không theo kịp tốc độ tăng dân: “Các trường ở Q.12, tiểu học sĩ số từ 45-47, thậm chí chúng tôi phải gồng gánh 52 học sinh/lớp. Thí dụ như trường Lê Văn Thọ hiện nay có 86 lớp với hơn 4.000 học sinh. Trường này cơ sở vật chất tốt nhưng không phục vụ nổi lượng dân quá đông như vậy, do vậy kiến nghị thành phố ghi vốn hai trường: một là trường THCS Thới An và thứ hai là trường tiểu học Đông Hưng Thuận”.
Không chỉ thiếu trường, thiếu lớp, năm học mới đã bắt đầu nhưng TP vẫn còn đang thiếu 300 giáo viên mầm non và 500 giáo viên tiểu học so với định mức ở hầu hết các quận huyện. Ngành giáo dục đã sử dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ số lượng giáo viên theo yêu cầu. Hiện các quận huyện đang kiến nghị tuyển thêm giáo viên diện KT3. Ông Lê Nguyên Vịnh, Trưởng phòng GD-ĐT quận 11 cho biết: “Trên địa bàn thành phố đào tạo không kịp, quận cũng đã vận động các em tốt nghiệp phổ thông từ các phường gửi lên rồi những anh chị em cấp dưỡng, bảo mẫu có bằng tú tài, trường tạo điều kiện đi đào tạo bồi dưỡng về làm giáo viên nhưng vẫn như muối bỏ biển. Vấn đề là phải có chính sách lớn, nhất là nguồn giáo sinh có trình độ phù hợp, tôi nghĩ cũng nên quan tâm đưa vô nguồn”.
Một vấn đề khá nóng trong năm học này là TP sẽ áp dụng mức điều chỉnh học phí mới cao hơn 3-5 lần so với các năm trước. Do vậy đã có nhiều thắc mắc về việc thu chi, nhất là các khoản thường được các trường gộp lại đóng một lần vào đầu năm học. Chị Tú Anh, phụ huynh một trường tiểu học quận 12 chia sẻ, mức học phí tăng trong thời điểm mà mọi chi phí sinh hoạt khác cũng tăng sẽ là gánh nặng không nhỏ: “Tuy mức lương của cán bộ công nhân viên hiện giờ đã cải thiện nhưng không đáp ứng nổi mức tăng giá nhanh của xã hội, thế nên công nhân viên chức sẽ bị ảnh hưởng”.
Anh Nguyễn Khánh, ở quận Gò Vấp có con học trường THCS Phạm Văn Chiêu, Gò Vấp băn khoăn: Việc tăng mức phí có đồng nghĩa với giảm những khoản đóng góp khác của trường hay không? Bởi vì dù học phí tăng nhưng có vẻ không đáng kể so các khoản thu thêm chiếm đa số trong chi phí cho con đi học: "Tăng học phí đương nhiên là một gánh nặng cho gia đình, mình khó khăn nên phải làm thêm để đóng học phí, học thêm một buổi thứ Bảy là 130 ngàn/buổi và học tăng cường tiếng Anh 170 ngàn/tháng”.
Với mức thu mới, mong muốn lớn nhất của phụ huynh là tiền học phí được sử dụng hợp lý, tăng mức thu phải đồng nghĩa với tăng chất lượng giáo dục. Bác Thanh Thu, phụ huynh học sinh quận 7 cho biết: “Mình đóng góp nhiều thì các cháu sẽ được chăm sóc tốt hơn, chứ trong điều kiện hiện này chưa đáp ứng được thành ra phụ huynh đóng góp. Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, chí ít có quan hệ hỗ tương qua lại trong việc nâng cao chất lượng giáo dục chăm sóc các cháu”.
Trước những áp lực đang đè nặng trong năm học này, nhất là vấn đề liên quan đến các khoản thu chi, Sở GD-ĐT TP đang phối hợp với Sở Tài chính để sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện. Theo đó, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học các trường sẽ công khai minh bạch định mức và nội dung thu chi đến phụ huynh. Bên cạnh đó, đảm bảo không để bất kì một học sinh nào không được đến trường vì không có tiền đóng học phí. Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP cho biết: “Tất cả hoạt động của nhà trường một mặt là nguồn kinh phí ngân sách của nhà nước cộng với sự kết hợp của nhà trường và xã hội, trong đó sự quan tâm đầu tư của thành phố cho giáo dục rất là lớn. Việc phân bổ ngân sách của thành phố cho giáo dục cũng hợp lý, ở địa bàn vùng sâu, vùng xa phân bổ kinh phí ngân sách sẽ cao hơn, bù lại cho phụ huynh không có điều kiện hỗ trợ cho nhà trường”.
Chỉ còn vài ngày nữa, đồng loạt các trường của Thành phố sẽ tổ chức lễ khai giảng. Giữa bộn bề giải pháp tình thế nhằm đảm bảo tất cả trẻ đều được đến trường và được học bán trú trong ngôi trường khang trang, hiện đại...hy vọng những nỗi niềm vừa được gởi gắm sẽ được ngành giáo dục có các giải pháp phối hợp với các sở ban ngành nhanh chóng giải quyết, để tạo sự yên tâm cho phụ huynh học sinh trước thềm năm học 2013-2014.

7 nhà thờ có kiến trúc khác thường nhất thế giới

(Dân trí) - Đây là những công trình nhà thờ hết sức kì dị và độc đáo mà bạn không thể thấy ở bất cứ đâu khác trên thế giới.

Nhà thờ Lego, Hà Lan
7 công trình nhà thờ khác thường nhất thế giới
Công trình kiến trúc tạm thời này được xây dựng tại Hà Lan. Trái với tên gọi, nó không được xây dựng từ các khối LEGO nhựa mà thực chất là sử dụng các khối bê tông mô phỏng theo LEGO được gọi là Legioblocks. Nhà thờ này được hai người là Michiel de Wit và Filip Jonker dựng lên cho lễ hội Grenswerk của thành phố Enschede.
Nhà thờ hữu cơ, Ý
7 công trình nhà thờ khác thường nhất thế giới
Công trình này nằm ở ngoại ô Bergamo, dưới chân núi Monte Arena, được dựng lên bởi nghệ sĩ người Ý Giuliano Mauri, đây là một trong những ví dụ ấn tượng nhất thế giới về các công trình hữu cơ. Năm 2001, tình yêu với thiên hiên đã tạo cảm hứng cho ông để lên kế hoạch xây dựng lên một nhà thờ làm hoàn toàn từ cây cối. Không may là Mauri qua đời bất ngờ vào năm 2009 nên ông đã không thể thấy dự án của mình thành hình.
Tuy nhiên, để tưởng nhớ tới ông và các tác phẩm của ông, dự án này được khởi công vào năm 2010, nhân dịp kỷ niệm năm quốc tế về đa dạng sinh học. Nhà thờ đã được xây dựng với bộ khung gồm 42 cây cột làm từ thân cây thông, các nhánh hạt dẻ tạo nên cấu trúc nâng đỡ quanh các cây non. Qua thời gian, các cây này sẽ lớn dần và các cấu trúc gỗ sẽ phân hủy từ từ, cho thấy quá trình chuyển đổi từ một công trình nhân tạo trở thành tác phẩm của thiên nhiên. Hiện tại, 6000 mét cành cây xung quanh 1800 nhánh thông đang được giữ và cố định bằng đinh và dây thừng. Tuy nhiên khi các nhánh cây này lớn lên, số đinh và dây trên sẽ dần dần được gỡ bỏ hoàn toàn.
Nhà thờ làm từ xương người, CH Séc
7 công trình nhà thờ khác thường nhất thế giới
Nhà thờ Sedlec nhìn từ bên ngoài không có gì đặc biệt. Nó là một nhà thờ nằm ở Sedlec, trong khu vực Kutna Hora của Cộng hòa Séc. Bạn có thể cho rằng nó chỉ là một nhà thờ bình thường có từ thời trung cổ. Nhưng ngay khi vào bên trong, ta sẽ thấy ngay lí do nó trở thành một trong những nhà thờ độc đáo nhất thế giới: Nó được trang trí bằng hơn 40 nghìn mảnh xương người. Do đó, nò còn được gọi là Nhà thờ xương người. Một trong những tác phẩm nghệ thuật đáng chú ý ở nơi đây chính là một chiếc đèn chùm lớn nằm ở trung tâm nhà thờ. Nó được làm từ tất cả các loại xương trong cơ thể người.
Nhà thờ làm từ băng, Đức
7 công trình nhà thờ khác thường nhất thế giới
Nhà thờ này được xây dựng năm 2011 ở khu rừng trong vùng Bavarian bởi những người dân làng Mitterfirmiansreut, Đức. Nằm gần biên giới với Séc, nhà thờ đắm chìm trong ánh sáng xanh lung linh. Nhà thờ bắt đầu được mở cửa cho công chúng từ gần cuối tháng 12/2011.
Dù dân làng mong nó được mở cửa trước Giáng sinh nhưng lượng tuyết ít ỏi đã làm đình trệ dự án này. Nhà thờ này được xây dựng để tưởng nhớ tới một công trình nhà thờ khác tương tự hồi năm 1911, cách đó đúng 100 năm. Những cư dân vùng Mitterfirmiansreut hẻo lánh đã nảy ra ý tưởng xây dựng nhà thờ tuyết với hi vọng là nó sẽ thu hút sự chú ý tới khu vực của mình. Chi phí xây dựng nhà thờ tuyết vùng Mitterfirmiansreut tốn khoảng 100 nghìn Euro và sử dụng hết 1400 mét khối băng và tuyết.
Nhà thờ bơm hơi, Hà Lan
7 công trình nhà thờ khác thường nhất thế giới
Với tên gọi Transparante Kerk, đây là một nhà thờ bơm hơi có thể xuất hiện theo ý muốn tại Hà Lan. Là tác phẩm của nhà triết học tự phong Frank Los, Transparante Kerk (Nhà thờ trong suốt) có kích thước 5x6x8m, bao gồm cả một tháp chuông. Nó có khả năng chứa được 30 người và hiện tại đang được đưa đi khắp đất nước Hà Lan, xuất hiện tại các sự kiện và lễ hội. Tuy nhiên, người ta không tiến hành các bài giảng đạo truyền thống ở đây. Thay vào đó là các buổi thảo luận về triết học và cuộc sống.
Nhà thờ nhỏ nhất thế giới, New York, Mỹ
7 công trình nhà thờ khác thường nhất thế giới
Nhà nguyện đạo Cross hay còn được biết tới là nhà thờ nhỏ nhất thế giới, nằm trên một bệ gỗ nổi giữa hồ nước. Một tấm biển hiệu trên con đường cho ta biết mọi chi tiết liên quan: "Xây dựng năm 1989. Kích thước mặt sàn 129.5x205.7cm (tổng diện tích là 2.65 mét vuông). Chứa được 2 người..." Cách đây nhiều năm, có một đám cưới được tổ chức tại đây, khi đó nhà thờ chỉ đủ chỗ cho người chủ hôn cùng cô dâu và chú rể. Tất cả những người còn lại đều ở trên những con thuyền nhỏ ở xung quanh. Hiện nay, nhà thờ này mở cửa cho công chúng theo yêu cầu và chỉ có thể dùng thuyền để tới nơi
Nhà thờ trên vách đá, Guzia
7 công trình nhà thờ khác thường nhất thế giới
Nằm ở đất nước Gruzia, nhà thờ độc đáo này nằm ở trên đỉnh một vách đá cao 40m. Được biết các thầy tu đã sống ở đó được gần 20 năm. Việc ra vào nhà thờ được thông qua một chiếc thang cũ được gọi là "nấc thang tới thiên đường". Được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 8, người ta cho rằng nó có nguồn gốc từ một tôn giáo khác và được dựng lên để tưởng nhớ tới các vị thần bị lãng quên

à Nội trang trí đèn, hoa chào đón Quốc khánh

Để chào đón Quốc khách lần thứ 68, nhiều công nhân lao động đang hối hả với công việc trang trí đường phố.

DSC6926-1377771960.jpg
DSC6941-1377687946.jpg
Công nhân của công ty chiếu sáng đô thị đang gấp rút lắp đèn trang trí suốt nhiều ngày qua.
DSC0061-1377687946.jpg
Các anh cho biết phải chuẩn bị vật tư từ sáng sớm, bắt đầu công việc lúc 9h và phải kết thúc trước 17h để tránh tắc đường cũng như đảm bảo việc đi lại của người dân không bị ảnh hưởng.
DSC0041-1377687946.jpg
Công việc liên quan đến điện nên đòi hỏi các anh phải cực kỳ cẩn thận để đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như người dân qua lại các tuyến phố.
DSC0005-1377863459.jpg
Anh Nguyễn Phương Đông - công nhân vận hành của đội Hoàng Mai - chia sẻ thường đưa gia đình dạo qua những khu phố mình lắp đèn. Năm nay không mua đèn trang trí mới mà chủ yếu tận dụng, sửa chữa lại đèn cũ.
DSC0198-1377687947.jpg
Các công nhân ở Công ty công viên cây xanh cũng đang khẩn trương trồng hoa để trang trí cho những khu vực trọng điểm tại trung tâm hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây...
DSC6702-1377771962.jpg
Các khóm hoa làm đẹp phố phường.
DSC6950-1377862646.jpg
Để đảm bảo giao thông, những nữ công nhân lặng lẽ sơn sửa lại những barrier phân đường hay biển báo giao thông.
DSC0080-1377862646.jpg
Nhờ các công nhân này, nhiều nơi, đặc biệt là hồ Gươm có không khí tươi mới, như được thay "áo mới" chào đón Quốc khánh lần thứ 68.
DSC6999-1377862646.jpg
Hàng chữ làm bằng hoa cúc chào mừng ngày Quốc Khánh.
DSC6992-1377862647.jpg
Con đường hoa hồng trên hồ Gươm - nơi các bạn trẻ thích tạo dáng chụp ảnh.

Vẻ đẹp mùa thu Hà Nội

Lộc vừng lấm tấm nở bên hồ Gươm, hoa sữa thơm ngào ngạt, hoa hướng dương vàng rực theo những những bánh xe tỏa đi khắp phố..., Hà Nội đang ở thời điểm đẹp nhất của năm.
dsc0539-248048-1368799925_500x0.jpg
Hoa lộc vừng nở bên Tháp Rùa, hồ Gươm.
d
Ánh nắng nhẹ man mát chiếu qua từng kẽ lá.
dsc0534-549659-1368799925_500x0.jpg
Từng chùm hoa sữa thơm ngào ngạt.
d
Em nhỏ nâng niu từng cánh hoa lộc vừng trên trang sách nhỏ
dsc0576-750400-1368799925_500x0.jpg
Các thiếu nữ Hà thành bên nhành liễu rủ mặt Hồ Gươm.
dsc0151-482949-1368799925_500x0.jpg
Mùa thu cũng là mùa lá rụng. Con đường Phan Đình Phùng như đẹp hơn sau cơn mưa.
dsc0640-643927-1368799925_500x0.jpg
Những con đường thủ đô dường như thơ mộng hơn khi mùa hoa hướng dương lại về.
dsc0695-190446-1368799925_500x0.jpg
Cô Liên, làng Tây Tựu cho hay hoa hướng dương được nhiều bạn trẻ mua tặng nhau từ đầu thu.
1110a-644356-1368799925_500x0.jpg
Nhắc đến mùa thu cũng không thể không nhắc đến cốm Làng Vòng, một đặc sản của mùa thu Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.
Nguồn: v
nexpress.net

Áp dụng chuẩn mực mới trong giáo dục mầm non

(Cadn.com.vn) - Công tác xã hội hóa giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non, đã và đang đem lại nhiều thành tựu quan trọng, nhằm chăm sóc tốt hơn thế hệ tương lai ngay từ những bước đi đầu tiên.
Theo ông Phạm Bảy, chủ đầu tư Trường mầm non Hoa Mai, địa chỉ: 123 - Nguyễn Đức Trung (436- Điện Biên Phủ vào 100m), ở một đô thị phát triển năng động như TP Đà Nẵng, nhận thức về giáo dục mầm non đã thay đổi căn bản, không chỉ là “giữ trẻ” như quan niệm trước đây mà nay phải đáp ứng những nhu cầu rất cao của các bậc phụ huynh và trẻ em.
Trường mầm non Hoa Mai được thiết kế xây dựng đủ tiêu chuẩn quốc tế trên lô đất 3.000m2, vị trí 4 mặt tiền thuận tiện cho nhiều phương tiện đưa đón trẻ (ô-tô, xe máy, xe buýt), có 49 phòng học. Trong đó có 35 phòng học, phòng vi tính, phòng âm nhạc, phòng mỹ thuật. Trường có 1 tầng hầm, 2 cầu thang máy, 7 cầu thang bộ, sân chơi trong và ngoài trời rộng 1.000m2, camera trực tuyến giúp phụ huynh yên tâm hơn khi được nhìn thấy con mình học tập và vui chơi tại trường, hệ thống máy điều hòa, máy nước nóng, tivi LCD. Nhà trường có thảm cỏ xanh  mướt tự nhiên, sàn học của trẻ được lót gỗ, có nhà vệ sinh bên trong phòng học...
Trường mầm non Hoa Mai.
Bên cạnh cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, Trường mầm non Hoa Mai còn dành ưu tiên hàng đầu cho chất lượng chăm sóc trẻ em, trước hết là giải tỏa những mối quan tâm lo lắng thường trực của các bậc phụ huynh, như: Các cháu ăn gì, ăn như thế nào, vệ sinh ra sao, trẻ “lạ” cô mà khóc thì sao?... Nhà trường cũng chú trọng đến việc dạy học cho các cháu theo từng độ tuổi, theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo cho lứa tuổi mẫu giáo. Ví như, các cháu  12 tháng tuổi sẽ được dạy thông qua “giờ chơi tập”. Giáo viên tổ chức các giờ dạy hoặc các giờ hoạt động cho trẻ theo phương pháp “mẹ dạy con”, cô vừa âu yếm vừa truyền đạt nhận thức, giúp bé  biết hợp tác với cô giáo...
Đặc biệt, Trường mầm non Hoa Mai dành những khoản đầu tư thỏa đáng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Ngoài việc xây dựng Phòng Y tế với nhiều trang thiết bị hiện đại, trường còn bố trí cán bộ thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của từng cháu trong suốt thời gian ở trường. Bên cạnh đó, đội ngũ cấp dưỡng của trường theo dõi khẩu phần ăn nhằm điều chỉnh, bổ sung một cách khoa học cho từng cháu, vừa bảo đảm dinh dưỡng vừa làm cho trẻ hứng thú với bữa ăn. Những theo dõi này sẽ được ghi chép một cách tỉ mỉ, làm cơ sở tư vấn cho các phụ huynh tham khảo để tổ chức bữa ăn ở nhà trong trẻ được tốt hơn.
Ông Phạm Bảy cho rằng, trong xu hướng hội nhập sâu sắc hiện nay, giáo dục mầm non đang đứng trước cơ hội của những thay đổi rất căn bản, đặc biệt là công nghệ giáo dục. Trên cơ sở những quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, hưởng ứng chủ trương xã hội hóa giáo dục, các trường nhanh chóng tiếp cận và áp dụng những chuẩn mực mới, trong đó có những chuẩn mực cao của quốc tế trong giáo dục mầm non, góp phần phát triển toàn diện thể chất, tinh thần của thế hệ tương lai ngay từ hôm nay. Và, điều quan trọng nhất là những chuẩn mực đó phải được phổ biến với chi phí hợp lý, đến được ngày càng nhiều em nhỏ trong xã hội chứ không chỉ dành riêng cho những trẻ em gia đình khá giả.

"Việt Nam - 68 năm độc lập, phát triển và hội nhập"

(HQ Online)- Sáng 31-8, tại Công viên Lam Sơn (quận 1, TP.HCM) khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam – 68 năm độc lập, phát triển và hội nhập", do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 68 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
Các đại biểu tham quan triển lãm tại Lễ khai mạc. Ảnh: T.D.
Triển lãm gồm 85 bức ảnh màu và ảnh tư liệu quý có giá trị lịch sử sâu sắc với nội dung giới thiệu khái quát hoàn cảnh lịch sử, diễn biến cuộc đấu tranh giành thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta từ các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam như: Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930 – 1931; Cuộc vận động dân chủ năm 1936 – 1939…
Đặc biệt, Phong trào giải phóng dân tộc năm 1939 – 1945 mà đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công của dân tộc ta năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở nước ta và Đông Nam Á.
Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945) là mốc son chói lọi thôi thúc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, quyết đứng lên đánh đuổi các thế lực thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước vào ngày 30-4-1975.
Cùng ngày, tại Công viên Chi Lăng (quận 1, TP.HCM) diễn ra khai mạc triển lãm với chủ đề “TP.HCM phát triển và hội nhập” gồm 60 ảnh, giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh của TP.HCM trong vai trò là trung tâm "đầu tàu" kinh tế của khu vực phía Nam, thông qua các hoạt động đầu tư, liên kết với các tỉnh, thành trong nước và quốc tế, sự phát triển của ngành công nghiệp – nông nghiệp kĩ thuật cao, các công trình cơ sở hạ tầng, khu đô thị mới…
Tại trục đường Đồng Khởi (quận 1, TP.HCM), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam trưng bày, giới thiệu với khách tham quan 60 ảnh tiêu biểu của cả nước với chủ đề “Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Đó là những hình ảnh đẹp về con người Việt Nam luôn năng động, sáng tạo, ham học hỏi, tích cực cống hiến sức mình trong lao động sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu…/.

Đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Hà Nội

(Dân trí) - Sau 4 năm thi công, nhà máy xử lý nước thải Yên Sở - lớn nhất Hà Nội hiện nay với công suất 200 nghìn m3/ngày, có tổng mức đầu tư gần 200 triệu đô la, vừa được chuyển giao đưa vào sử dụng.

Công ty Thoát nước Hà Nội là đơn vị trực tiếp vận hành nhà máy xử lý nước thải Yên Sở
Công ty Thoát nước Hà Nội là đơn vị trực tiếp vận hành nhà máy xử lý nước thải Yên Sở

Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở nằm phía Bắc công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai) có công suất 200 nghìn m3/ngày - xử lý một nửa lượng nước thải hàng ngày của toàn thành phố. Nhà máy này xử lý nước thải của lưu vực sông Kim Ngưu và sông Sét, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới thoát nước của thành phố, nâng cao điều kiện về sinh môi trường và chất lượng sông cho nhân dân quanh khu vực.
Nhà máy được đầu tư gần 200 triệu đô la, xây dựng các hạng mục chính như cửa thu nước và rác trên sông Kim Ngưu và sông Sét; bốn hệ thống tách rác, trong đó có ba hệ thống tại ba đập tràn hồ Yên Sở và một hệ thống tại cửa Thanh Liệt; các trạm bơm chính gồm có trạm bơm sông Kim Ngưu và trạm bơm sông Sét.
Hệ thống xử lý nước thải lớn nhất thành phố
Hệ thống xử lý nước thải lớn nhất thành phố
Công trình còn có hệ thống xử lý sơ bộ gồm bể lắng, bể tách dầu; hệ thống xử lý bùn; hệ thống khử trùng bằng tia cực tím và một số công trình phụ trợ khác bên ngoài nhà máy…
Nước thải sau khi được xử lý sẽ được bơm ra hồ Yên Sở. Đại diện Công ty thoát nước Hà Nội cho biết, nước này có thể sử dụng được để tưới tiêu cho nông nghiệp.
Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở do Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Thời gian xây dựng phần nhà máy chính từ tháng 1/2009 đến 3/2012; các công trình phụ trợ từ tháng 1/2011 - 4/2014. Sau khi hoàn thành nhà máy được chuyển giao cho Công ty thoát nước Hà Nội vận hành.
Nguồn: dantri.com.vn

Giáo dục là đòn bẩy để phát triển kinh tế xã hội

(GD&TĐ) - Quảng Ninh – một vùng đất được thiên nhiêu ưu đãi, với nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên để thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu lớn của tỉnh đã đề ra thì việc phát triển giáo dục xứng tầm, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển trở thành điều kiện tiên quyết. Điều đó cũng đồng nghĩa, ngành GD&ĐT Quảng Ninh đang gánh vác trên vai trọng trách lớn, đòi hỏi những quyết sách phù hợp, hiệu quả.
Ông Đỗ Văn Thuấn  -  Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh đã có cuộc trò chuyện cùng báo GD&TĐ. 
+ Thưa ông, Quảng Ninh được biết đến như vùng đất phiên dậu của tổ quốc với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch… Vậy với ngành giáo dục, Quảng Ninh có những khó khăn và thuận lợi ra sao? 

Ông Đỗ Văn Thuấn  -  Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh
Không thể phủ nhận giáo dục Quảng Ninh có nhiều thuận lợi. Về cơ bản giáo dục đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp của các ngành, địa phương với mục đích sao cho phát triển GD&ĐT tương xứng với sự phát triển nền kinh tế đang được kỳ vọng và muốn đột phá… Cùng đó, giáo dục Quảng Ninh đến nay đã có được nền móng, sự chuẩn bị sau nhiều năm phấn đấu, đầu tư cho mạng lưới trường lớp, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là sự đầu tư cho kiên cố hóa trường lớp, thiết bị dạy học. Mặt khác, kinh tế Quảng Ninh đang phát triển đã trở thành điều kiện quan trọng để xã hội, đoàn thể, gia đình quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, khó khăn thách thức với giáo dục cũng không ít. 
Giáo dục Quảng Ninh đang phải đối diện với mong muốn của xã hội: Làm sao để giáo dục phải phát triển nhanh hơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CHN - HĐH của tỉnh. Sự phát triển của giáo dục còn được đặt ra trong các nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ, của HĐND, trong các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chuẩn hóa kiến cố hóa trường chuẩn quốc gia… Đây thực sự là thách thức để ngành giáo dục phải đạt được mục tiêu đề ra.
Khó khăn khác, Quảng Ninh tuy được xác định là tỉnh có nhiều động lực, tiềm năng về kinh tế nhưng có nhiều vùng miền khác nhau. Vùng hải đảo, biên giới, vùng dân tộc chiếm tới 8/14 đơn vị hành chính cấp huyện là những khu vực khó khăn. Vì vậy phát triển giáo dục gặp nhiều trở ngại, không đồng đều. Vùng thuận lợi phải gánh hộ cho vùng không thuận lợi. 
Ngoài ra, vị trí địa lý Quảng Ninh nằm ở cực Đông Bắc, không phải là vị trí trung tâm, giao lưu giữa các vùng nên  việc giao lưu, thu hút các nguồn lực, đầu tư đến các trường học, cơ sở giáo dục cũng không được dễ dàng… 
+ Được biết, giáo dục ở các huyện và xã vùng hải đảo ở Quảng Ninh còn gặp nhiều khó khăn. Vậy những chính sách giáo dục riêng nào đã được Quảng Ninh áp dụng để thúc đẩy?
Trước và nay chúng tôi rất quan tâm đến phát triển hệ thống mạng lưới trường lớp ở các xã, huyện vùng đảo. Ở những nơi này việc đi lại khó khăn do bị chia cắt nên hệ thống trường lớp được ưu tiên thành lập đến từng đảo riêng. Bên cạnh đó, ở mỗi vùng, mỗi trường cũng quan tâm hỗ trợ cho học sinh học bán trú riêng trên đảo. Tại đảo Quan Lạn – Minh Châu mặc dù chỉ có hai xã nhưng cũng bố trí một trường THPT để học sinh không phải đi lại xa. Hay ở huyện Vân Đồn trường THPT  ngoài việc tiếp nhận học sinh bình thường đến học thì còn có chế độ nội trú cho học sinh hải đảo học THPT. Ở huyện đảo Cô Tô với chỉ ba đơn vị hành chính cấp xã nhưng được đầu tư kinh phí tới 60 tỷ đồng để xây dựng trường THPT hiện đại phục vụ học sinh học tập, ăn ở nội trú. Ngoài ra, ở tất cả các xã đảo đều có hệ thống trường lớp phủ kín từ mầm non đến TH, THCS, THPT. 
Đối với đồng bào sinh sống không định cư trên Vịnh Hạ Long những năm qua ngành giáo dục cũng có giải pháp: tổ chức lớp học nổi trên biển cho học sinh tiểu học và có chế độ chính sách, ưu tiên cho giáo viên tình nguyện, giáo viên được phân công ra giảng dạy. Không những thế ở những nơi này còn nhận được sự đầu tư, hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhà tài trợ trang thiết bị dạy và học (cung cấp hệ thống pin mặt trời, nước ngọt, học phẩm học tập). Với những học sinh tiểu học sau khi hoàn thành chương trình cũng được đưa lên bờ để học tại các lớp bán trú thuộc các xã ven biển…
Tuy nhiên, giải pháp đó chỉ mang tính tạm thời. Trong chiến lược đang thực hiện (hoàn thành trước năm 2015), sẽ đưa đồng bào làm ăn không định cư trên Vịnh tái định cư trên đất liền, sẽ ưu đãi nhà ở, các công trình phúc lợi cho những người làm ăn, giúp người dân được đảm bảo quyền lợi tốt nhất về giáo dục đồng thời góp phần làm cho môi trường Vịnh Hạ Long trong sạch hơn.
Niềm vui tới trường/Nguồn: Internet
Niềm vui tới trường/Nguồn: Internet
+ Đào tạo mũi nhọn cũng là  thế mạnh của giáo dục Quảng Ninh. Vậy chiến lược và lộ trình thực hiện đã được đề ra thế nào, thưa ông?
Ngày GD&ĐT đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho tỉnh để  phục vụ CNH - HĐH như mục tiêu đã đề ra. Chúng tôi đã tham mưu cho tỉnh phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bằng nhiều cách.
 Đối với giáo dục phổ thông, vấn đề đầu tư chung cho toàn bộ ngành là chiến lược. Tuy nhiên sẽ không làm dàn trải hết các trường mà trước mắt tập trung đầu tư cho hệ thống các trường trọng điểm chất lượng cao ở các cấp học và ngành học… Các trường chuyên THPT hoạt động theo các điều lệ của Bộ GD&ĐT nhưng các trường trọng điểm ở các cấp thấp hơn có sự đầu tư ưu tiên để tạo nguồn cho cấp cao hơn. 
Ở cấp mầm non, cũng xác định trong hệ thống chung để công lập hóa các trường mầm non phục vụ mục tiêu phổ cập GDMN. Mỗi một huyện có ít nhất một trường mầm non được đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ tốt hơn so với các trường khác để làm khuôn mẫu cho các trường khác phấn đấu, học tập, rút kinh nghiệm. Ở cấp TH, THCS đã trao đổi học tập kinh nghiệm của Bắc Ninh, vẫn giữ đầu tư cơ sở vật chất, chế độ chính sách riêng của tỉnh cho giáo viên các trường trọng điểm chất lượng cao... Đối với khối THPT, trong những năm qua, đã đầu tư trường chuyên Hạ Long lớn hơn gấp nhiều lần. Việc đầu tư cho trường chuyên Hạ Long cũng nhằm tạo nguồn học sinh vào các trường ĐH, CĐ…
Đặc biệt, vừa qua việc xây dựng chính sách cho giáo viên và học sinh đạt giải cấp tỉnh, giải quốc gia, giáo viên có công phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia cũng được thưởng theo số lượng học sinh của mình đạt giải… đã tạo đà cho sự phát triển của trường chuyên.
Chúng tôi luôn xác định, nguồn học sinh khá tốt nhưng chất lượng đội ngũ giáo viên vẫn là hàng đầu để tương xứng với đào tạo, bồi dương, phát hiện học sinh ở tầm cao hơn thì cần phải có sự đào tạo. Tỉnh đã gửi liên kết đào tạo giáo viên với ĐHQG Hà Nội; khối chuyên ĐH KHTN và khối chuyên ĐHSP Hà Nội để quay về giảng dạy. Ngoài ra cũng đang kết nối các với các trường ĐH để xác định số sinh viên của Quảng Ninh có học lực loại giỏi ở các ngành, các học sinh giỏi ở các trường phổ thông… sau khi ký cam kết với tỉnh, sẽ có quỹ để đầu tư cho các học sinh này. 
+ Điều mong muốn nhất của ông cho giáo dục Quảng Ninh thời gian tới là gì, thưa ông?
Đối với giáo dục Quảng Ninh, điều mong muốn nhất là xây dựng cho vùng đất Quảng Ninh một truyền thống, đặc thù để tiếp thu được tinh hoa truyền thống của vùng đồng bằng bắc bộ; khu vực chiến khu cách mạng… Từ đó biến Quảng Ninh thành một vùng đất học. Giáo dục vùng mỏ xây dựng được thương hiệu và phát triển tương xứng với đặc điểm của một vùng đất phiên dậu, huyệt thiêng của tổ quốc. 
+ Xin cám ơn ông!
Năm học 2013 – 2014, giáo dục Quảng Ninh sẽ tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.
Xây dựng trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu năm 2014 có 65% trường học các cấp được công nhận đạt chuẩn; nâng tỷ lệ phòng học kiên cố hóa lên 95%.
Tiếp tục trang cấp đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học cho giáo dục mầm non, thiết bị dạy học đặc thù cho các cấp học;
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục…

Nguồn: http://www.gdtd.vn

Rực rỡ cờ hoa đón Tết Độc lập

(GD&TĐ) - Thủ đô Hà Nội những ngày này đẹp hơn bao giờ hết: Cờ đỏ sao vàng tung bay khắp phố, đường hè sạch đẹp bên bóng cây xanh mát chăng đèn kết hoa. Lòng người như cũng hào hứng phấn khởi hơn mong đến ngày Quốc lễ thiêng liêng. Vui hơn nữa khi đây cũng là dịp học sinh, sinh viên Hà Nội và cả nước chuẩn bị bước vào năm học mới.

Một số hình ảnh Hà Nội đón chào ngày Quốc khánh do phóng viên báo GD&ĐT ghi lại:
Đoàn người vào lăng viếng Bác trong dịp Quốc khánh
 
Phố phường Hà Nội gọn gàng sạch đẹp
 
Những khẩu hiệu kết từ bao đóa hoa tươi thắm
 
Cờ đỏ sao vàng luôn kiêu hãnh tung bay trên Cột cờ Hà Nội
 
Phố Tràng Tiền với "đặc sản" kem que là địa chỉ được nhiều người tỉnh xa ghé thăm
 
Trăm hoa khoe sắc
 
Khẩu hiệu bằng hoa bên Hồ Hoàn Kiếm
 
Những lá cờ nhỏ dịp này đắt khách
 
Nét thu bên cầu Thê Húc
 
Ngõ phố nhỏ rực màu cờ mừng Quốc khánh
 
Niềm vui được nhân thêm khi đây cũng là dịp học sinh cả nước bắt đầu năm học mới
Nguồn: http://www.gdtd.vn

Sắc thái mới cho bài giảng

(GD&TĐ) - Những năm gần đây, dạy học bằng CNTT đang ngày càng phổ biến trong các cấp học từ phổ thông đến đại học. Phải khẳng định rằng dạy học bằng CNTT góp phần đa dạng hóa các hình thức dạy học, hỗ trợ tích cực cho người thầy ở rất nhiều phương diện. Kiến thức bài học nhờ thế mà được đưa vào nhiều hơn, người thầy sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn so với cách dạy thông thường, bài giảng có nhiều minh họa. Ứng dụng CNTT sẽ đem lại sắc thái mới đặc biệt cho các môn Toán, Lý, Hóa, Anh văn. 
Biết vượt rào cản sẽ cho hiệu quả 
Sau hơn hai năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông, đối với môn Ngữ văn, CNTT đã đem lại những hiệu quả nhất định. Nếu được đầu tư cẩn thận, phương pháp này cũng sẽ lôi cuốn sự chú ý của học sinh, đặc biệt khi giảng những nội dung có minh họa, bằng tranh ảnh, âm thanh và sơ đồ, điều này là rất cần thiết và bổ ích vì một tiết dạy bình thường khó thực hiện được.
Tuy nhiên, văn chương hấp dẫn người đọc bởi tính hình tượng, tính gợi cảm, nhưng khi sử dụng giáo án điện tử, giáo viên bị phụ thuộc vào màn hình máy tính, học sinh cắm cúi ghi chép vì sợ cô giáo chuyển sang slide khác, cuối cùng dẫn đến tiết học rời rạc, học sinh không cảm nhận được nét đặc sắc của văn bản.
 Khi soạn giáo án điện tử, nếu giáo viên  phân định rạch ròi giữa nội dung giảng và nội dung cần ghi chép thì dẫn đến hệ quả kiến thức ngồn ngộn xuất hiện trên  màn hình mà thiếu dẫn dắt khơi gợi, hoặc khơi gợi sơ sài, cho nên HS cứ mải miết ghi, nhận thức giá trị tác phẩm chưa thấu đáo.
 Nếu quá tham lam và lạm dụng CNTT, đưa quá nhiều hiệu ứng, tranh ảnh không đúng lúc, trang trí màu sắc lòe loẹt dẫn đến chi phối sự tập trung của HS trong tiết học, khiến cho giờ dạy trở thành giờ triển lãm ảnh, không phát huy óc quan sát và trí tưởng tượng, thiếu sự tư duy để cảm nhận vẻ đẹp, cái hay, cái tình, cái hồn của văn chương.
 Việc giảng dạy giáo án điện tử cũng là con dao hai lưỡi, nếu lạm dụng quá HS sẽ bị cuốn hút vào âm thanh, hình ảnh mà quên nội dung chính của bài. Cho nên, GV phải biết bố trí hợp lí : Vừa và đủ, phối hợp hài hòa nhiều thao tác, vừa truyền thống vừa hiện đại mới phát huy hiệu quả.
Thực tế, một số giáo viên chưa biết sử dụng máy tính, ngại khó, ngại khổ, lí lẽ rằng dạy Văn qua máy tính sẽ hạn chế cảm xúc. Trình độ tin học chủ yếu là tự học cho nên quá trình soạn giảng gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, để tiết dạy ứng dụng CNTT đạt hiệu quả, giáo viên phải chuẩn bị kĩ các khâu: Soạn bài – trình chiếu - hướng dẫn HS ghi chép.
Hình ảnh thầy cô đứng giảng bài là hình ảnh quen thuộc và không bao giờ cũ. Bởi việc dạy học bằng bảng đen, phấn trắng là một công việc cực kì uyển chuyển, linh hoạt, là cả một nghệ thuật sư phạm mà không có một phương tiện nào có thể thay thế. Cần biết ứng dụng CNTT nhưng không lạm dụng CNTT trong các tiết dạy. 
Trong giờ thảo luận Văn học
Thực tế ứng dụng CNTT trong dạy Ngữ văn
Ở phân môn Đọc - hiểu, để dạy bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, chúng tôi có thêm một số tư liệu về Hàn Mạc Tử, về xứ Huế, về Vĩ Dạ. Thay phần đọc toàn bộ bài thơ, giáo viên cho HS nghe một đoạn bài hát đã được ca sĩ thể hiện (trong vòng 5 phút) để tạo được tâm thế tiếp nhận cho bài giảng. Cảnh vườn thôn Vĩ trong nắng mai, đến cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo, hình bóng khách đường xa và chốn sương khói mông lung, cảnh chìm trong mộng ảo để dẫn đến cảm xúc nghiêng về mơ tưởng và hoài nghi. Và những việc làm trên đã góp phần làm cho giờ dạy thành công.
 Khi dạy bài Tây Tiến của Quang Dũng, có thể tìm  những tư liệu những hình ảnh để minh họa: Hành trình của đoàn quân Tây Tiến, hình ảnh: Dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm hay ngàn thước lên cao ngàn thước xuống, góp phần tái hiện cuộc hành quân gian khổ -  điều mà thế hệ hôm nay rất khó hình dung.
 Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng tôi đã sưu tầm một số hình ảnh sông Hương từ rất nhiều góc độ: Từ trên máy bay nhìn xuống từ trên bản đồ địa hình, HS sẽ cảm nhận ra những đường cong rất mềm như một tiếng vâng không nói của tình yêu, sẽ nhận thấy dòng sông sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.  Như thế là bước đầu HS cảm nhận  được về chất thơ của Huế, về bề dày của một nền văn hóa Huế
 Dạy bài Người lái đò sông Đà chúng tôi đã sưu tầm một số hình ảnh: Những thác nước, những hút nước, bãi đá sông Đà… những hình ảnh này được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau điều này giúp HS nhớ kiến thức rất nhanh. Sau tiết học, giáo viên cho một bài tập nhanh tái hiện kiến thức, một điều bất ngờ, những học sinh có năng lực học yếu kém không còn bỏ giấy trắng 
 Đối với phân môn Tiếng Việt: 
- Nhìn vào kết cấu chương trình Tiếng Việt 10, kiến thức và kĩ năng được phân bố vào hai loại bài chủ yếu:
Loại bài hình thành kiến thức mới: Những bài này kiến thức hình thành thông qua con đường HS phân tích ngữ liệu theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của GV, kiến thức  được mở rộng, nâng cao và củng cố qua hoạt động luyện tập, sau đó được diễn đạt cô đọng và tường minh trong phần ghi nhớ.
Loại bài luyện tập: Loại bài này tập trung rèn luyện kĩ năng lĩnh hội và sử dụng một số phương tiện, biện pháp, hay một số qui tắc nào đó. Mỗi bài gắn với một hiện tượng ngôn ngữ nổi bật trong một văn bản mà HS được học trong phần văn học. Trong sách giáo khoa, đó là các bài thực hành một số phép tu từ (Ẩn dụ, hoán dụ, đối, điệp)
Như vậy, có thể khẳng định, kiểu bài này rất phù hợp cho việc sử dụng CNTT: Giáo viên sẽ trình chiếu các ngữ liệu, nội dung các bài tập, phần trả lời, các từ cần in đậm, in nghiêng, điền từ, điền cụm từ, phần ghi nhớ tất cả đều được trình chiếu, giờ học nhẹ nhàng, sinh động, tiết kiệm thời gian, cho phép GV tăng cường nhiều bài tập ngoài sách giáo khoa.
 Đối với phân môn Tập làm văn: Đây là một phân môn có mối quan hệ khăng khít với Văn học và Tiếng Việt đồng thời phân môn cũng có tính độc lập tương đối. Có ba nội dung cơ bản: Kiến thức và kĩ năng viết một bài văn, kiến thức, kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ, kiến thức, kĩ năng, tóm tắt văn bản.. Những tiết luyện tập, trả bài, tổng kết kiến thức thay bằng sử dụng bảng phụ thì việc  hỗ trợ CNTT sẽ vô cùng hiệu quả.